Chủng Tộc và Công Lý (Hoàng Ngọc Nguyên)

14 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 25284)
Chủng Tộc và Công Lý (Hoàng Ngọc Nguyên)

CHỦNG TỘC VÀ CÔNG LÝ

Hoàng Ngọc Nguyên

 

image001_42-content 



Câu chuyện xảy ra từ ngày chủ nhật 26-2, đến nay cũng đã được 40 ngày. Chỉ là một chuyện giữa hai người, một người đã chết và một ngưòi còn sống, trong “cái đêm hôm đó đêm gì”. Người còn sống, một thanh niên 28 tuổi, làm công tác dân phòng tự nguyện cho một xóm dân cư, đã bắn chết một thiếu niên 17 tuổi, không có vũ trang, đi lầm lũi trong cơn mưa và bóng đêm. Sát thủ nói rằng mình phải ra tay vì lý do tự vệ. Người đã chết đương nhiên không còn nói được, nhưng gia đình của nạn nhân tất nhiên không thể chấp nhận sự giải bày lý do đó. Trong khi người ta chưa biết được chính xác chuyện gì đã xảy ra để nói chuyện lỗi phải, gia đình nạn nhân nêu ra hai câu hỏi khá chính đáng: thứ nhất, tại sao anh thanh niên dân phòng này được quyền đi theo nạn nhân, và thứ hai, tại sao văn phòng biện lý lại không bắt người dân phòng này để điều tra, mà chấp nhận ngay lý do “tự vệ” để kết luận rằng “không đủ lý do để truy tố”?

Câu chuyện sẽ trở nên dễ hiểu hơn, và cũng trở nên phức tạp bội phần, nếu ta thêm chi tiết một người là người Latino, một người là người da đen. Người dân phòng này, tên George Zimmerman, là người có dòng máu Hispanic (cha là người Mỹ da trắng, mẹ là ngưòi Peru), trong khi nạn nhân, Trayvon Martin, là người Mỹ da đen. Zimmerman thuộc gia đình khá giả, có cha vốn là một thẩm phán ở tòa án, mẹ là nhân viên pháp đình. Bản thân anh là người thích đi vào ngành tư pháp, cảnh sát, theo một nhận định “chẳng phải là vì anh quan tâm lắm đến chuyện giữ gìn an ninh, trật tự, chống trộm cướp, mà vì thích làm nhân viên công lực có quyền uy, truy bắt, giam cầm”. Chưa vào được ngành (vì sao, người ta chưa rõ), thôi thì tạm thời làm “nhân dân tự vệ”, trong dân phố ai cũng gọi mình là “captain”, được liên lạc trực tiếp với cơ quan cảnh sát địa phương và nhân viên trực đài 911 thường xuyên.

Martin thì bất hạnh hơn về mặt xã hội và gia đình. Anh đang còn học trung học hai năm nữa. Cha là tài xế xe tải. Mẹ là một nhân viên thư ký ở county. Cha mẹ ly dị từ năm 1999, khi anh mới 4 tuổi. Anh đang sống với mẹ và một ngưòi em ở một thành phố gần Sanford, Florida, hiện trường của vụ án. Ngày chủ nhật đó, anh đến thăm cha, đang sống với ngưòi vợ sắp cưới của ông trong một khu cư xá có cổng rào. Martin đang từ một tiệm tạp hoá trở lại nhà của cha, tay anh cầm một gói kẹo nhỏ nhiều màu và một lon nước mua ở tiệm. Zimmerman thấy anh, đội chiếc mũ trùm đầu, và ngưòi dân phòng này vửa đi theo vừa báo cho nhân viên cảnh sát trực. Anh bảo “Tên này trông khả nghi lắm”, và sau đó, khi được hỏi thì nói “hắn ta trông như người da đen” (He looks black). Người nhân viên trực này bảo anh đừng đi theo nữa, anh đáp “Vâng”, nhưng cứ đi theo như thường, cho đến khi câu chuyện xảy ra.

Câu chuyện trở nên phức tạp bội phần, chẳng thề lường được những gì sẽ xảy ra trong những tháng tới, thậm chí chẳng thể biết được ảnh hưởng của nó, hậu quả của nó sẽ thế nào đối với lá phiếu của ngưòi da đen, của người Latino trong cuộc bầu cử tống thống vào tháng 11 tới đây, khi chúng ta đặt câu chuyện này trong bối cảnh của tiểu bang Florida, trước đây nổi tiếng về chuyện người da trắng bức hại ngưòi da đen, và nay thì nổi tiếng về sự phân hóa chủng tộc cùng giai cấp, giữa ngưòi dân Hispanic và người da đen. Người Latino vừa coi thường vừa sợ người da đen như những kẻ tội phạm chuyên giết người, cướp của. Người da đen thì xem dân latino như “di dân lậu”, “cạnh tranh”, và đe dọa tư thế xã hội của người da đen. Tội ác qua lại thanh toán nhau giữa hai giống dân này vẫn xảy ra như cơm bữa, làm cho chẳng ai thấy cuộc sống an toàn và tin nhau. Tính ra, dân Hispanic ở Florida chiếm 18.2% dân số ( là một trong những nơi ngưòi Hispanic chiếm tỷ lệ cao nhất ở Mỹ), người da đen cũng ngang ngửa đên 17.4%. Nhưng ngưòi Hispanic ở đây phần lớn là da trắng, nhập gia tùy tục, có nhiều phần lấn át người da đen trong xã hội, bởi vì và nhờ phần nào họ đứng về phía người da trắng trong thái độ có thành kiến và kỳ thị người da đen. Người Hispanic khá giả hơn về mặt kinh tế, có quyền lực hơn về chính trị, chính quyền, thậm chí có ưu thế hơn trong ngành tư pháp và cảnh sát, bởi vì họ được ngưòi da trắng liên minh, yểm trợ, hậu thuẫn trong sự kỳ thị người da đen, xem người da đen như những tội phạm – theo như những tố cáo của ngưòi da đen.

Sự bỗng nhiên phức tạp của vụ án đã được nhà báo nổi tiếng người da den, Isabel Wilkernson, viết như sau: “Nhưng cái khoảnh khắc trong tháng hai tại thị trấn Sanford nằm ở trung tâm tiểu bang Florida đã có nguồn gốc sâu xa từ một lịch sử đã ám ảnh tiểu bang này, miền nam nước Mỹ cũng như cả đất nước trong nhiều thế hệ qua. Cho dù câu chuyện thế nào, tình huống đã tương tự một cách oái oăm: một vụ sát hại. Cảnh sát chẳng màng điều tra. Nhà chức trách biết rõ nghi can nhưng không bắt giữ ai. Người ta xuống đường biểu tình và phẫn nộ trong một không khí sôi sục chủng tộc… Lịch sử đã cho thấy Florida mang một phần lớn thuộc tính của miền nam nước Mỹ và một hệ thống tầng lớp chủng tộc cho phép lệ làng lớn hơn phép vua giống như ở Georgia và Alabama”. Bài báo của bà về “quá khứ bi thảm của Florifda” đã kề lại khá đầy đủ những biến cố đánh dấu sự bức hại người da đen một cách “có hệ thống “ tử năm 1920 đến nay – trong mọi trường hợp, công lý chẳng bao giờ lên tiếng!

Hôm thứ bảy, người da đen ở Sanford đã tổ chức xuống đường biều tình phản đối, mang những tấm bảng có hàng chữ “Công lý cho Trayvon” (Justice for Trayvon), họ tuần hành đến trụ sở cảnh sát ở đây để đòi nhà chức trách địa phương phải bắt giữ nghi can. Chủ tịch tổ chức NAACP (Natuional Association for the Advancement of Colored People - Hiệp hội Quốc gia vì sự Thăng tiến của Người Da màu) Ben Jealous đã có mặt trong đoàn tuần hành này, cùng với những nhân vật nổi tiếng khác trong phong trào dân quyền của người da đen, như mục sư Jesse Jackson, mục sư Al Sharpton cùng những ngưòi khác. Tổng thống Obama đã lên tiếng, cho rằng đây là một vụ oan khiên cho thiếu niên ngưòi da đen này, ông nói nếu ông có được một ngưòi con trai nữa, ông muốn con ông giống như Martin. Những dân biều da đen ở California đã thay phiên nhau lên diễn đàn phản đối, họ cũng đội mũ trùm đấu như Martin đế nhấn mạnh điểm “Chẳng phải cứ nhìn người da đen đội mũ trùm đầu là cho rằng đó là tội phạm”.

Vụ án này đang phơi bày sự phân hóa chủng tộc ở Mỹ vẫn còn là một vấn đề như ngưòi ta có thể đã lo sợ, thấy trước. Và khi “chủng tộc” đi vào, công lý coi chừng khó ở lại. Và khi công lý đã đi ra, thì vụ này sẽ bùng nổ như thế nào, chẳng ai đoán trước được. Người ta đang nói đến sự câu kết giữa những người da trắng không Hispanic và những người da trắng Hispanic nhằm làm chìm xuồng vụ án này. Zimmerman không bị giam giữ, không bị truy tố. Cảnh sát ở thành phố này, tiểu bang này, một nơi đa số là người Latino có một ông thượng nghị sĩ Latino là Marco Rubio, và người dân ở đó sẵn sàng làm nhân chứng ngụy tạo, cứ giữ luận điệu Trayvor Martin tuy nhỏ con nhỏ tuổi đã hành hung ông Zimmerman này, lớn con lớn tuồi, đè ông nói tiếng Mễ này xuống, đấm vào mặt ông ta, dộng đầu ông ta xuống nền đất của lề đường, khiến cho ông ta phải rút súng tự vệ. Câu chuyện khó tin cho dù nhân chứng Mễ nào cũng nói thế, và không phù hợp với những chứng cớ khác xem được trên băng video theo dõi mà những người da đen đưa ra. Rõ ràng vụ án này đã bị lái qua hướng chủng tộc và soi rọi vào mối hiềm khích “truyền thống” giữa hai giống ngưòi này ở những nơi hai bên chung đụng. Báo chí đang đưa ra những tin khá xác thực là môt điều tra viên trực tiếp, tại chỗ, luc ban đầu đã đề nghị phải bắt giữ Zimmerman vào tội giết người không chủ định (manslaughter), nhưng ông trưởng ngành công tố và cảnh sát trưởng ở Sanford đã quyết định ngược lại. Người ta cũng nói đến sự ngụy tạo trong bằng chứng. Vết thương sau đầu của Zimmerman có thật hay không và có đủ hay không để anh ta rút súng. Anh bị đè hay chính anh ngồi đè trên người nạn nhân, và tiếng kêu cứu mà 911 nghe được chẳng phải là tiếng kêu của anh mà chính là của nạn nhân.

Trên trang mạng của tổ chức NAACP, người ta công bố một thư ngỏ gởi cho bà Angela Corey, ủy viên công tố đặc biệt được thống đốc của tiểu bang bổ nhiệm đảm trách vụ án này. Lá thư này chỉ ra những điều mà người ta gọi là “chứng cớ của thành kiến chủng tộc, những trục trặc, khúc mắc trong cuộc điều tra, và tính chất thực sự của những tình huống chung quanh việc Trayvon bị giết”. Tuy nhiên, điều những người da đen phản ứng quyết liệt nhất chính là ở chỗ Zimmerman vẫn còn được tự do. Lá thư kết thúc với một lời kêu gọi mạnh mẽ, yêu cầu bà Corey “phài theo đuổi vụ án này trên tinh thần thượng tôn luật pháp, nhiệt tình thực hiện công lý”.

Cảnh sát trưởng của Sanford, ông Bill Lee, đầu tháng này đã thông báo “tạm thời” từ nhiệm trong cương vị là người đầu ngành giữa khi công luận đang bùng lên sôi nổi va nóng nảy về vụ án này. Biện lý của tiểu bang thuộc quận 18 của Florida, ông Norman Wolfinger, cũng phài thối lui vì vụ án này. Thống đốc Rick Scott phải bổ nhiệm bà Corey. Sau khi nhậm chức, bà Corey nói rằng văn phòng của bà có thể truy tố Zimmeman, hoặc chính thức miễn tố, hoặc đưa vụ án ra trước cơ quan đại bồi thầm.

Rõ ràng trong một vụ án có thể rất phức tạp nhưng cũng có thể rất đơn giản như thế, những ngưòi điều tra rất cần thời gian, kiên nhẫn, công tâm, và cả sự dũng cảm. Tuy nhiên, yếu tố thời gian chưa chắc đã có thề đạt được dễ dàng cho cuộc điều tra khi phía những tổ chức ngưòi da đen xem ra muốn hành động, cho dù gia đình của nạn nhân thì cho thấy bình tĩnh và nhẫn nại hơn. Và tất cả phản ứng của ngưòi da đen có lẽ chỉ vì một điều nhà chức trách đã không làm từ đầu, đó là bắt ngayZimmerman và truy tố` ít nhất vào tội tình nghi ngộ sát. Sự công tâm cũng đang là một thừ thách khi những người điều tra bị kẹt giữa hai thế lực da đen và Latino ở một tiểu bang nổi tiếng phân cực, phân hóa, xung đột giữa hai chủng tộc thiều số rất mạnh này.

Thời gian, kiên nhẫn, công tâm và can đảm, liệu những người điều tra vụ án này có đủ không những yếu tố đó một cách thỏa đáng, trước khi đề vụ án này trở thành một khủng hoảng quốc gia mới, khiến cho các ứng cử viên tổng thống có cách này hay cách khác khai thác, lạm dụng một cách vô lương. Trong bầu cử, ai cũng muốn có phiếu của người Latino, ai cũng muốn có phiếu của ngưòi da đen. Liệu ngưòi ta có thề vừa có phiếu của ngưòi latino, vừa có phiếu của người da đen chăng?

Xã hội này vẫn tự hào là “đa văn hóa”, có nghĩa là trăm hoa đua nở, người ta cứ việc phát huy lối sống riêng của mình. Dường như cái nguyên tắc này đang làm cản trở vô cùng nhu cầu hội nhập giữa các sắc dân, vốn là yếu tố có tính sống còn của nước Mỹ trong thời rất thử thách hiện nay. Nhưng mặc cho những nhà tư duy gào thét, Quốc Hội, Nhà Trắng, Tối cao Pháp viện, có ai thấy trách nhiệm của mình trong chuyện lâu dài này khi họ thấy sự nghiệp của mình một cách ngắn hạn?

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Mười 2011(Xem: 29188)
Bắc Kinh và Hà Nội đã ký kết đồng ý dựa trên Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (1982) và Bản Tuyên bố về Ứng xử của các bên tại Biển Đông (2002). Lần này, Trung Quốc có thể bị lâm vào tình trạng "há miêng mắc quai" nếu lại coi thường thỏa thuận vừa ký với Việt Nam.
16 Tháng Mười 2011(Xem: 27388)
Đòi đánh thuế người giầu nhiều hơn nữa. Đòi chấm dứt việc ngân hàng tịch thu nhà vì chủ nhân không còn khả năng trả nợ. Đòi rút quân Mỹ về, chuyển ngân sách chiến tranh qua cho việc giáo dục. Chống tăng học phí đại học. Đòi việc làm.
16 Tháng Mười 2011(Xem: 29389)
Họa vô đơn chí, chưa hồi sức sau trận động đất và sóng thần tại Nhật Bản, ngành công nghiệp ô tô và điện tử thế giới lại đang phải gồng mình đối phó với tác hại từ thiên tai ở Thái Lan.
26 Tháng Chín 2011(Xem: 27429)
Vậy thì thôi, hỡi ủy ban đặc xá tiểu bang, xin mở lượng từ bi, có thương bà thì thương cho chót. Bà chỉ mới 44, đáng cho một thử nghiệm mới – hai bên đều có lợi!
26 Tháng Chín 2011(Xem: 27934)
Steve Jobs đã qua đời tối thứ tư 6-10! Người ta chỉ cần biết có thế trong bản tin! Bởi vì nói đến tên ông, người ta đã biết ngay ông là ai.
26 Tháng Chín 2011(Xem: 27161)
"Nếu là một nhà nước quang minh chính đại, thì sẽ cho đối thoại một cách công khai về vấn đề này, trên tinh thần xây dựng."
26 Tháng Chín 2011(Xem: 25912)
Các cuộc biểu tình phản đối TQ vừa qua dường như cho thấy có một điều khác nữa hơn là tâm trạng bức xúc phản đối thông thường với những gì đang diễn ra trên biển Đông.
26 Tháng Chín 2011(Xem: 27888)
Theo các nhà quan sát , chính các hành động gần đây của TQ là nguyên nhân thúc đẩy 4 cường quốc châu Á Thái Bình Dương xích lại gần nhau hơn , đặc biệt trong lĩnh vực quốc phòng .
26 Tháng Chín 2011(Xem: 27792)
Chúng ta đi từ cuộc khủng hoảng tài chính tới tê liệt kinh tế , tỷ lệ thất nghiệp ở mức sốc , tính trung bình ở mức 9%-10% 
26 Tháng Chín 2011(Xem: 29094)
Từ biến cố 11/09/2001 đến cái chết của Oussama Ben Laden, nước Mỹ đang đi về đâu ? 19 nghệ sĩ và nhà báo tên tuổi hai bên bờ Đại Tây Dương trả lời câu hỏi trên.
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468