Một Thời Đã Khác (Hoàng Ngọc Nguyên)

05 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 26883)
Một Thời Đã Khác (Hoàng Ngọc Nguyên)


MỘT THỜI ĐÃ KHÁC

Hoàng Ngọc Nguyên

 

 

Chúng ta dường như đang chứng kiến một điều nghịch lý: vì nhu cầu tranh cử, để cho cử tri có thể hiểu mình hơn, tín nhiệm mình hơn, các ứng cử viên Cộng Hòa, nhất là những ngưòi đang dẫn đầu, trong mấy tháng qua đã phải nói nhiều – có khi nhiều hơn mức cần thiết; tuy nhiên, những ứng cử viên này càng nói, người ta càng cảm thấy hiểu họ ít hơn, bớt đi sự tin tưởng ở họ, giảm đi sự kính trọng ở họ. Trong tuần qua, khi nhìn qua bên kia bờ Đại Tây Dương, hướng đến nước Thụy Sĩ hiền hòa, và nghe thử xem cả hai ba ngàn người hội họp ở ngôi làng Davos bé nhỏ nhưng tuyệt đẹp như chốn Bồng Lai nói cái gì, bàn chuyện gì, người ta có thể giật mình khi nhận ra khoảng cách giữa những người đang ôm ấp tham vọng làm tổng thống một nước lớn nhất thế giới với thực tế của thế giới đó, một thực tế chung quanh họ đang sống, cũng là thực tế sống còn của hàng trăm triệu người Mỹ trên đất nước này.

 Tại cuộc họp thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum – WEF), nơi lui tới hàng năm của những ngưòi lãnh đạo các nước, cùng những chủ tịch, tổng giám đốc của các công ty hàng đầu trên trái đất này và những học giả quốc tế nổi bật trên nhiều lĩnh vực khác nhau, người ta đã nghe một lời cảnh cáo nghiêm trọng từ bà Christine Lagarde, chủ tịch Quỹ Tiền tệ Quốc tế: châu Âu đang đứng trước nguy cơ suy thoái trở lại trong nửa đầu năm nay, và thế giới khó tránh khỏi chuyện tăng trưởng kinh tế chậm lại một cách nghiêm trọng. Ngưòi ta đang miên man suy nghĩ về những lời cảnh báo này và cố mường tượng những gì có thề phải mong đợi trong năm tới, thì nhao nhao trong số những người ngồi trong bàn chủ tọa hội nghị nổi lên những câu hỏi về mô hình chủ nghĩa tư bản phương tây. Phài chăng cái chủ nghĩa tư bản này là nguyên nhân của tình trạng khủng hoảng hiện nay? Liệu nó còn thích hợp hay không cho thế giới ngày nay, vốn khác xa với thế giới nó từng biết trong thời hưng thịnh trong thế kỷ 20? Và khi tìm hiểu lý do vì sao chủ nghĩa tư bản này là vấn đề trong âm thanh cuồng nộ của những cuộc xuống đường của phong trào “Chiếm đóng” đang diễn ra trên nhiều nước phương tây, không ít những ngưòi tham dự diễn đàn này đã nói ngay chính là sự bất bình đẳng trong phân phối lợi tức, khiến cho xã hội càng ngày càng nặng tính giai cấp với khoảng cách giàu nghẻo càng khơi rộng.

 Trong thế giới toàn cầu hóa ngày nay, tình hình này có thề trở thành đại họa chung cho cả loài người, cho cả thế giới, cho dù mới thoạt nhìn có vẻ như đây chỉ là chuyện của châu Âu, hay chuyện của nước Mỹ. Nếu châu Âu chìm sâu trong cuộc khủng hoảng hiện nay, nếu ở Mỹ trong hai ba năm tới tỷ lệ thất nghiệp chưa xuống được ở mức 7%, có nơi nào có thể yên được, nhất là ở “thế giới mới nổi” (emerging world) là những nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Brazil… làm sao tránh được thế giới “đại loạn”. Những thống kê về tình trạng thất nghiệp của vùng eurozone 17 nước cho thấy cuộc “khủng hoảng nợ” - như người ta vẫn khái quát - của châu Âu sẽ còn kéo dài, giải pháp hầu như vẫn chưa quyết định được, và chẳng có giải pháp nào không đau đớn, không kéo dài. Tỷ lệ thất nghiệp cho toàn bộ khu vực eurozone 17 nước là 10.4% trong tháng mười hai. Đối với toàn bộ Liên hiệp châu Âu 27 nước, tỷ lệ thất nghiệp là 9.9%. Ở Tây Ban Nha, nơi suy thoái sẽ trở lại đầu tiên ngay trong quí đầu này, tỷ lệ thất nghiệp nay lên tới mức 22.9%, có nghĩa là trong xã hội, cứ 10 người thì đã có ít nhất ba người hoặc thất nghiệp chính thức hoặc bán thất nghiệp. Trong cả hai năm qua, eurozone nói riêng và Liên Âu nói chung, tỷ lệ thất nghiệp này tăng liên tục, và người ta e rằng tình hình thất nghiệp còn nặng nề hơn trong năm nay, khi cả chính phủ và giới kinh doanh đều chủ trương thắt lưng buộc bụng. Hôm thứ hai, những ngưòi lãnh đạo châu Âu đã chấp nhận một hiệp định mới buộc các nước phải đặt một mức giới hạn tối đa về mứdc thiếu hụt ngân sách và nợ chính phủ, giữa khi người ta không còn bàn cãi nữa chuyện suy thoái đang trở lại lục địa này. Nhưng khắc khổ chỉ làm người ta tạm thời khống chế, kiểm soát được nợ nần, nó chẳng phải là giải đáp cho kinh tế hồi phục, cho việc tạo ra công ăn việc làm, bởi vì kinh tế tăng trưởng đòi hỏi kích thích, đầu tư, cần có sự “dấn thân” của ngưòi tiêu thụ và người kinh doanh.

 Hai câu hỏi ám ảnh hội nghị này là khả năng tồn tại của chủ nghĩa tư bản và mối nguy cơ của sự bất bình đẳng lan tràn trên thế giới. Rõ ràng chúng ta đang chứng kiến khủng hoảng kinh tế trầm trọng, kéo dài ở châu Âu và ở Hoa Kỳ từ sự sụp đổ kinh tế toàn cầu trong hai năm 2007-08. Mức độ tăng trưởng hiện nay chắc chắn chỉ đưa đến sự mất máu cho thế giới phương tây. Và nguy hiểm hơn nữa là sau thời gian cầm cự 4-5 năm qua, ngưòi ta đang ngày càng lo sợ một cách hữu lý hơn là bi quan rằng giải pháp nếu có thì chưa ló dạng. Khi cả Mỹ và châu Âu đều gặp khủng hoảng chưa có lối ra, câu kết luận dường như khó tránh được: cái chủ nghĩa tư bản như người ta vẫn có, vẫn hiểu, hiện nay đã thất bại trong việc giải quyết những vấn đề đăng nổi lên trong cuộc sống của loài người. Chẳng có “bàn tay vô hình” nào để cho nền kinh tế “laissez-faire” này tự sắp xếp lại trật tự. Tại Davos, người ta phải đặt câu hỏi: Liệu chủ nghĩa tư bản có tương lai chăng? Nó có thích hợp cho thế kỷ 21 hay chỉ là sản phẩm của một trật tự kinh tế thế giới của thế kỷ 20? Vả nếu câu trả lời là có, nó phải thay đổi thế nào đề tránh những cuộc khủng hoảng như những gì chúng ta đang đương đầu hiện nay?

 Điều hiển nhIên không thể chối cãi là chủ nghĩa tư bản như trong cách hiện nay ở các nước phương tây không còn hiệu quả nữa, cho dù người ta có thể tranh cãi đây là “hiện tượng nhất thời” hay một sự chuyển biến tất yếu. Bằng chứng của sự thất bại của chủ nghĩa tư bản hiện nay là kinh tế đã tăng trưởng chậm hay không tăng trưởng nữa. Nạn thất nghiệp đã lên cao và không chịu xuống mấy năm nay. Các chính phủ đều bế tắc, lúng túng vì ngân sách thiếu hụt, nợ nần giăng mắc. Chủ nghĩa tư bản cũng không còn khả năng bảo đàm được yên bình cho xã hội nữa. Người ta lại thấy nổi lên trở lại những mâu thuẫn đối kháng một thời xa xưa từng khiến cho chủ nghĩa cộng sản dã dấy lên đầu thế kỷ 20 tưởng thay thế được chủ nghĩa tư bản.

 Bởi thế mà không chỉ ở Mỹ nguòi ta đang nói đến sự bất bình đẳng lợi tức và phân hóa xơ cứng giai cấp xã hội. Vấn đế dường như là ngưòi ta tại Davos không có câu trả lời cho những câu hỏi bi quan về hiệu quả của chủ nghĩa tư bản, khả năng tăng trưởng trở lại của những nền kinh tế phương tây, mô hình kinh tế này suy nhược ở chỗ nào. Người sáng lập ra diễn đàn này, Giáo sư Klaus Schwab, chỉ nói: “Chủ nghĩa tư bản trong dạng hiện nay không còn thích hợp cho thế giới quanh ta nữa!”. Ông Schwab nói đến một “tương lai tao loạn” trước viễn ảnh một thiểu số thượng lưu nắm quyền lực kinh tế và chính trị trong xã hội đứng trước nguy cơ mất tất cả niềm tin của những thế hệ tương lai, khi càng ngày người ta càng tin ở sự bất lực, thất bại của chủ nghĩa tư bản, và qui trách cho cái thiểu số nhỏ bé 1% hay 0.1% trong xã hội là nguyên nhân của sự cùng khổ của 99% hay 99.9% của xã hội này.

 Tại châu Âu nguòi ta đang xem sự bất bình đẳng nghiêm trọng hơn, coi đó như là một nguy cơ có thề lây lan và bùng nổ từ nước này đến nước khác. Sự khủng hoảng không chỉ là ở chỗ kinh tế không tăng trưởng - từ chuyện này dẫn đến chuyện khác. Khủng hoảng ở chỗ tê liệt một hệ thống an sinh xã hội vào một lúc hệ thống này cần mạnh nhất! Khủng hoảng ở chỗ người dân đang chỉ tay vào giới lãnh đạo kinh doanh, những nhà ngân hàng, đã vơ vét lớn lao trong tình hình này, cho nên đã giàu càng giàu, trong khi đại đa số người dân lao động đã nghèo càng nghèo, vì một phần thì thất nghiệp, một phần thì bị kềm chế tiền công, và một phần vì bị lạm phát tấn công. Và người ta bắt đầu đặt câu hỏi về những định chế giáo dục và y tế như những phương tiện cho cuộc sống an lạc..

 Bất bình đẳng chẳng phải là “hiện tượng” mới. Có chủ nghĩa tư bản, tất có bất bình đẳng. Thậm chí người ta vẫn xem như sự bất bình đẳng này là động lực tiến bộ của chủ nghĩa tư bản. Phải cho thiểu số nhỏ bé giàu có được cơ hội phất hơn nữa đề cho đại đa số nghèo khổ bớt đi. Đó là cái giá phải trả để cho người dân ở tầng lớp dưới có công ăn việc làm. Để cho các chế độ an sinh xã hội bảo đảm “quyền sống an lạc” cho người trong xã hội. Và cái chủ nghĩa tư bản xa xưa đó vẫn “rộng lượng” mở ra những cơ hội “dịch động xã hội” cho những người ở tầng lớp dưới thành công và có thể đi lên nấc thang xã hội. Chủ nghĩa tư bản thời trước đã thuần hóa, phủ dụ được vấn đề bất bình đẳng này nhờ thành công trong việc tăng trưởng, tạo ra công ăn việc làm, cấp tiền an sinh cho những thành phần bất hạnh trong xã hội… cho nên vẫn mở ra cho con ngưòi niêm tin, hy vọng. Chủ nghĩa tư bản như ta đang thấy hiện nay thất bại trước vấn đề bất bình đẳng chính là vì nó không còn tạo được tăng trưởng, không còn tạo ra công ăn việc làm, nhưng vẫn giữ cái mô hình phân phối lợi tức “người bóc lột người” như cũ.

 Thế nhưng nếu chúng ta không tín nhiệm mô hình chủ nghĩa tư bản hiện nay thì người ta phải làm sao. Ông Bill Gates, nhà kinh doanh hàng đầu của thê giới, đã nói: “Chúng ta đừng quên thế giới có được tiến bộ ngày nay là nhờ cái chủ nghĩa tư bản mà nay nguòi ta đang phê phán”. Một nhận định khác: chủ nghĩa tư bản hiện nay là tồi tệ, chỉ có điều nó hơn hẳn những gì chúng ta có thể có!

 Dường như chúng ta đang đứng trước một sự bế tắc, không có lối ra bởi vì tình thế quá đột ngột, nếu không tìm cách triền khai ý tưởng đi tìm một chủ nghĩa tư bản có trách nhiệm hơn. Thởi đã khác. Thế giới đã khác. Trật tự quốc tế đã khác. Những nhà kinh doanh như Bill Gates hay Waren Buffet đã phần nào chỉ ra hướng đó: ông Buffet cho rằng giới tư bản phải đóng thuế nhiều hơn; ông Gates bỏ ra 700 triệu cho ngưòi nghèo, và nhấn mạnh nhiều lần các chính phủ không thể vì nhu cầu “khắc khổ” mà bỏ rơi ngưòi dân thuộc tầng lớp dưới. Các chính phủ cũng không thể sợ mang tiếng là “chính phủ xã hội chủ nghĩa”, “chính phủ của ngưòi nghèo”, họ phải từ lợi ích sống còn của ngưòi nghẻo, chính cũng là lợi ích sống còn của đất nước, để dám nhận lãnh trách nhiệm của mình buộc mọi tầng lớp trong xã hội phải có đóng góp tương xứng. Nếu trong một xã hội, một đất nước, thành phần nào cũng sẵn sàng hiểu được trách nhiệm của mình và nhận thức được trong khó khăn ngưòi ta phải “chia sẻ sự hy sinh” (shared sacrifice), đó là cơ may duy nhất cho chúng ta thấy được ánh sáng ở cuối đường hầm.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Mười Hai 2021(Xem: 3871)
"Hôm trước vụ xử án Đoan Trang, rồi hôm sau là Bá Phương..ngày mai...ngày kia nữa...người dân vẫn thờ ơ? trí thức vẫn say sưa ngủ?"
14 Tháng Mười Hai 2021(Xem: 4000)
"Số chuyến bay hạn chế, yêu cầu xét nghiệm, cách ly, giá vé đắt đỏ cùng khả năng chưa chắc chắn Việt Nam cho mở lại các chuyến bay thường lệ khiến cho đường về Việt Nam ăn Tết của nhiều Việt kiều còn xa, theo tìm hiểu của VOA."
14 Tháng Mười Hai 2021(Xem: 3701)
"Tầm vóc của quốc gia này ở châu Á và trên thế giới sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của chính người Việt Nam trong việc mở rộng và phát triển các thể chế chính trị và xã hội. Tôi nghĩ nhiều người Việt Nam có chung quan điểm đó."
12 Tháng Mười Hai 2021(Xem: 3624)
"Le Monde ghi nhận, là quốc gia nằm trong số những nước nghèo nhất cách đây nửa thế kỷ, Trung Quốc nay sắp sửa vượt qua Hoa Kỳ. Phương Tây ngỡ rằng việc mở cửa Hoa lục sẽ đi kèm với dân chủ hóa, nhưng đã lầm lẫn lớn."
09 Tháng Mười Hai 2021(Xem: 3849)
"Rất mong các nhà chức trách giải quyết dứt điểm. Người dân ở Việt Nam sẽ không thể nào hiểu nổi là một đất nước "chuyên chính vô sản", có thể làm được những chuyện tầy trời mà lại không thể xử lý được một chuyện cỏn con thế này."
08 Tháng Mười Hai 2021(Xem: 3981)
"Hoa Kỳ (rộng ra là Châu Âu, Nhật Bản và nhiều nước khác) với Trung Quốc, nước nào là dân chủ thực sự, nước nào là dân chủ “tào lao” như kiểu nói của ông Nguyễn Xuân Phúc, chủ tịch nước Việt Nam?"
07 Tháng Mười Hai 2021(Xem: 3604)
"Mỗi năm đều có rất nhiều, nếu không phải là quá nhiều, sách viết về kinh tế, chính trị Trung Quốc. Nhưng 'Red Roulette', của Desmond Shum, thuộc dạng hiếm có vì đây là hồi ký về một cặp vợ chồng từng leo lên tột đỉnh danh vọng, theo hầu giới chóp bu trước khi sa cơ."
01 Tháng Mười Hai 2021(Xem: 3551)
"Những ca đầu tiên nhiễm biến thể Omicron đã được phát hiện ở Anh, sau khi các nhà khoa học Nam Phi nêu nguy cơ biến thể này có thể khá nguy hiểm."
30 Tháng Mười Một 2021(Xem: 4513)
"Trong khi thế giới kêu gọi chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo để chống biến đổi khí hậu, liệu một ngày nào đó ở Việt Nam và Hoa Kỳ xăng dầu sẽ không còn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế mà thay vào đó sẽ là điện gió, điện mặt trời hay điện sinh học?"
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468