Châu Á sẽ lãnh hậu quả nặng nề từ cấm vận Iran (RFI)

23 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 25406)
Châu Á sẽ lãnh hậu quả nặng nề từ cấm vận Iran (RFI)


Châu Á sẽ lãnh hậu quả nặng nề từ việc cấm vận dầu hỏa Iran

 

image001_231











Nhà máy lọc dầu tại Assalouyeh, Iran.

REUTERS/Caren Firouz

Mai Vân


Vào hôm nay, 23/01/2012, Liên Hiệp Châu Âu quyết định cấm vận dầu hỏa Iran. Đây là một quyết định được chờ đợi từ lâu, cho dù báo giới Pháp xem đấy là một việc làm có thể phản tác dụng đối với châu Âu. Riêng Le Monde, khi phân tích tác hại của việc này, đã cho rằng các quốc gia Châu Á sẽ phải chịu hậu quả nặng nề.

Theo Le Monde, có lẽ việc cấm vận sẽ không thực hiện trước ngày 01/07/2012, để các quốc gia đang mua dầu thô của Iran, có thời gian chuẩn bị tìm nguồn cung cấp khác. Điểm lại những nước bị tác hại, Le Monde cho là Hoa Kỳ sẽ không bị ảnh hưởng gì, vì từ lâu nay không còn nhập dầu hỏa Iran. Tại Châu Âu, thì Ý, Tây Ban Nha, Hy Lạp là những nước có thể bị ảnh hưởng, nhưng Châu Âu chỉ mua khoảng 6% lượng dầu cần thiết từ Iran.

Ngược lại, các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, và nhất là Trung Quốc, Ấn Độ bị lệ thuộc nhiều hơn vào Iran, vì nhập từ 10 đến 11% nhu cầu dầu của mình. Cho nên các quốc gia này rất dè dặt.

Nhật Bản, theo tờ báo, đã gởi đi những thông điệp khá trái ngược nhau về việc ủng hộ biện pháp trừng phạt chưa từng thấy này. Ấn Độ rất thận trọng, còn Trung Quốc không để cho Âu Mỹ một chút hy vọng nào. Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã nói thẳng : « Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất mua bán với Iran và cần phải bảo vệ thương mại quốc tế. »

Theo Le Monde, nếu Ả Rập Xê Út tôn trọng cam kết bù đắp vào phần thiếu hụt dầu trên thị trường do cấm vận Iran, thì ảnh hưởng trên giá dầu sẽ hạn chế và chỉ Iran sẽ chịu hậu quả nghiêm trọng. Nhưng nếu mặt khác, Iran ngăn chận lưu thông ở eo biển Ormuz, nơi mà 35% lượng dầu hỏa chuyên chở bằng tàu biển trên thế giới đi qua, thì giá dầu sẽ tăng vọt thêm, vào lúc mà giá dầu trong tháng giêng này đã tăng cao do tình hình xã hội căng thẳng ở Nigeria một quốc gia dầu hỏa khác tại châu Phi.

Châu Âu đánh bài liều khi cấm vận dầu hỏa Iran ?

Trở lại với việc 27 nước Liên Hiệp Châu Âu họp lại về cấm vận dầu hỏa Iran, các báo đều xác định là Bruxelles sẽ thông báo việc ngưng mua dầu hỏa Iran. Thời hạn từ đây đến mùa hè.

Đối với Le Figaro : « Châu Âu liều lĩnh đánh cuộc trên cấm vận dầu hỏa Iran ». Tờ báo phân tích là Châu Âu bắt đầu cuộc đọ sức với Iran, và việc ngưng mua dầu thô của Iran từ đây đến hè là nhằm mục tiêu buộc Iran từ bỏ mối đe dọa hạt nhân. Cấm vận là vũ khí thương mại cuối cùng trước quốc gia sản xuất dầu hỏa thứ nhì của tổ chức OPEP. Nhưng đó cũng là một quyết định liều lĩnh, với một chế độ không có vẻ gì là muốn thối lui.

Cấm vận của Châu Âu sẽ làm Iran mất đi 20% xuất khẩu của mình, trong lúc Châu Âu mất 6% lượng dầu nhập. Nếu Nhật Bản và Hàn Quốc chịu theo gương Châu Âu, thì Iran sẽ mất đi đến 40% nguồn ngoại tệ. Hy vọng của Châu Âu là lôi kéo thêm đồng minh, và do bị trừng phạt mạnh mẽ, Iran sẽ chấp nhận thảo luận nghiêm túc trên chương trình hạt nhân.

Thế nhưng theo Le Figaro, căn cứ vào lịch trình hiện nay, các bên đang chạy đua với thời gian : Iran sẽ bầu lại quốc hội trong hai tháng tới đây, còn về phía Phương Tây, trên mặt chính trị, nỗ lực nhắm vào Iran có thể bị tê liệt vì Pháp và Hoa Kỳ lần lượt bước vào bầu cử tổng thống.

Mặt khác, cũng phải kể đến Ý, Tây Ban Nha và Hy Lạp, vốn bị lệ thuộc rất nhiều vào dầu hỏa Iran, cho nên đều muốn có thêm thời gian, ít ra là sáu tháng nữa, trước khi áp dụng biện pháp cấm vận. Đặc biệt là Hy Lạp đang gặp khó khăn tài chính và Iran lợi dụng tình thế này để chiêu dụ Athens : Téhéran đồng ý bán dầu với một khoản tín dụng 60 ngày và không đòi bảo đảm gì cả.

Giá nông phẩm trên đà sụt giảm

Nếu thế giới lo ngại trên nguồn cung cấp và giá dầu, với cấm vận nhắm vào Iran, báo Les Echos hôm nay chú ý đến một hiện tượng lạc quan hơn, đó là giá nông phẩm bắt đầu sụt giảm. Tính trung bình hàng năm giảm khoảng 5%. Tờ báo nhìn thấy một khoảng trời sáng sủa hơn sau một thời kỳ ảm đạm lo âu về giá cả. Từ lúa mì, bắp, đường, ca cao, giá trên thị trường thế giới đã tăng 30% năm 2010 và 35% vào năm ngoái, 2011. Hệ quả là các tập đoàn công nghiệp thực phẩm sẽ củng cố được tài chính của mình.

Tuy nhiên nhìn về ảnh hưởng hiện tượng này, Les Echos cho rằng ở Châu Âu, mối lo âu, thất nghiệp, sức mua sụt giảm, vẫn đè nặng trên sức tiêu thụ của người dân hơn là ở Hoa Kỳ. Và Châu Á, với mức tăng trưởng cao, sẽ làm cho ngành công nghiệp thực phẩm càng đẩy mạnh năng suất.

Nhân dịp này, báo Les Echos cũng chú ý đến vấn đề tiêu thụ lương thực thực phẩm của người Châu Âu mà tờ báo nhìn thấy là rất phí phạm : mỗi người Châu Âu phí phạm hàng năm 179 ký thực phẩm, tựa bài báo trang quốc tế. Trong năm 2011, Châu Âu phí phạm đến 89 triệu tấn thực phẩm.

Theo Les Echos, như thế là trung bình mỗi một người Châu Âu vứt bỏ 179 ký thực phẩm còn tốt. Trong bối cảnh tài nguyên thế giới hạn chế, vấn đề phí phạm này phải được chú ý đến như người ta chú ý đến vấn đề phí phạm năng lượng hay thay đổi khí hậu, và nhất là khi ngay trong Liên Hiệp Châu Âu, còn có 70 triệu người sống dưới ngưỡng nghèo khó.

Les Echos nhắc lại sự kiện là thứ 5 vừa qua, các nghị sĩ Châu Âu đã yêu cầu Ủy ban Châu Âu phải lưu ý và tìm biện pháp giải quyết, giảm một nửa sự phí phạm này từ đây đến năm 2025. Các nghị sĩ Châu Âu còn đề nghị tuyên bố năm 2014 là năm chống lãng phí thực phẩm để cho người châu Âu ý thức được điều này.

 Về căn nguyên tạo nên sự phí phạm, Les Echos cho là điều này liên quan đến cả tiến trình từ sản xuất đến tiêu thụ, qua các khâu lưu trữ, chế biến, phân phối, đến hàng quán, các hộ gia đình…

 Về mức phí phạm chung, Les Echos trích số liệu của Ủy ban Châu Âu, cho biết là tỷ lệ phí phạm cao nhất là của các hộ gia đình : 42%, kế đến là các tập đoàn chế biến lượng thực : 39%, dây chuyền phân phối và cửa hiệu ăn : 19%.

Tờ báo kết luận một cách bất bình là hiện nay mức phí phạm tiếp tục gia tăng trong lúc mà các hội từ thiện và đa số quốc gia Châu Âu phải cố sức duy trì chương trình Châu Âu trợ giúp lương thực thực phẩm cho những người nghèo khó nhất.

Trung Quốc : Một xã hội cực kỳ bất công

Nhìn sang Trung Quốc hôm nay, tờ Le Figaro, trong mục "câu chuyện hàng ngày", chú ý đến một sự kiện lý thú mà tờ báo nêu trong hàng tựa : « Khi Trung Quốc không muốn biết đến tỷ phủ của mình là ai ».

Tác giả bài báo, Arnaud Rodier, mở đầu với nhận xét là ở Trung Quốc, khi số liệu không tốt thì người ta phớt lờ hẳn đi. Do đó, vào tuần qua, chính quyền đã không cho công bố hệ số Gini về cư dân thành thị, hệ số này đo lường những chênh lệch về thu nhập của người dân ở một quốc gia. Hệ số ở mức 0 có nghiã là công bằng, 1 là tài sản quốc gia tập trung vào 1 người.

Cục thống kê đã công bố hệ số ở nông thôn là 0,38, tức là rất tốt, nhưng lại từ chối không cho biết hệ số ở thành thị. Tuy vậy, cơ quan này lại cho biết là thu nhập trung bình của người dân thành thị là 2 928 euro, còn ở nông thôn là 853 euro.

Điều đó có nghĩa là Cục thống kê có tất cả những số liệu, nhưng tại sao giấu diếm hệ số Gini về thành thị như thế. Tác giả giải thích lý do rất đơn giản là vì những nhà tỷ phủ mới sẽ làm nổ tung con số và cho thấy thực tế bất công. Năm 2011, số 50 người giàu nhất đều có tài sản hơn 1 tỷ đô la. 3 người hàng đầu, chủ nhân Sany, Wahaha, Baidu, ngồi trên đống tài sản riêng từ 9 đến 11 tỷ.

Theo bài báo thì phòng thống kê Trung Quốc cũng đã đưa ra một giải thích đơn giản cho việc không công bố hệ số là vì « không thể có được thông tin đáng tin cậy về các thu nhập cao », lý do là những thu nhập này không được khai báo.

Pháp : Giới tài chính là đối thủ của ứng cử viên Tổng thống đảng Xã hội

Diễn văn của ứng cử viên tổng thống Pháp François Hollande tại Le Bourget hôm qua dĩ nhiên là đề tài nóng bỏng của báo giới Pháp. Điểm trong bài diễn văn mà các báo nêu bật như tờ Libération trong hàng tít lớn trang nhất là : « Đối thủ của tôi là thế giới tài chính ».

Do đó, tờ Le Figaro nhận thấy cũng trong hàng tựa trang đầu : « Ông Hollande vuốt ve cánh tả của mình ». Tờ báo nhắc lại một số biện pháp của ứng viên đảng Xã hội như tấn công vào những khoản thu nhập cao, thiết lập thêm một khoản thuế, đánh 45% trên thu nhập hơn 150 000 euro/năm, v.v...

Les Echos trong một tựa trang nhất, cũng nhấn mạnh trên điểm này : Ông Hollande khai chiến với "giới tài chính không xác định". Tờ L’Humanité chơi chữ, đánh giá rằng ông Hollande đã "cất cánh", nhưng còn nhiều thiếu sót, mơ hồ, cho nên cần phải có thảo luận nghiêm túc hơn nữa.

(Nguồn: viet.rfi.fr)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Chín 2011(Xem: 28122)
Hơn 3000 bức điện gửi đi từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trong vòng 10 năm với bốn đại sứ Hoa Kỳ khác nhau đã vẽ lên một bức tranh nhiều màu về Việt Nam hiện đại.
26 Tháng Chín 2011(Xem: 27661)
Gần đây vấn đề tội phạm vị thành niên đang gia tăng ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trong số những kẻ giết người máu lạnh có kẻ còn mang khuôn mặt búng ra sữa. Gia đình - hay xã hội? Trách nhiệm thuộc về ai?
04 Tháng Chín 2011(Xem: 29393)
Ngay sau khi bản báo cáo của bộ quốc phòng Mỹ được công bố, Trung Quốc đã lên tiếng phản đối cho rằng Hoa Kỳ đã thổi phồng quá đáng mối đe dọa của Trung Quốc.
04 Tháng Chín 2011(Xem: 37680)
Chúng ta nhìn thấy một cảnh tượng đang đến gần : Đội quân thứ 5 của Tàu Cộng đang ngày càng được mở rộng.... Tôi nhớ đã đọc ở đâu đó, chúng ta có thể rất cần đặt câu hỏi : “Bao giờ dân tộc Việt Nam trở thành dân tộc thiểu số trên chính đất nước mình ?”.
04 Tháng Chín 2011(Xem: 29430)
Dù không liên quan, Trung Đông và Biển Đông vẫn làm nổi bật lên điểm yếu của cả Trung Quốc và Việt Nam. Trước hết về Trung Quốc, nước đang bị thiệt vì không rõ ràng trong ngoại giao với Libya.
04 Tháng Chín 2011(Xem: 29328)
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Robert Zoellick nhận định : « Trung Quốc đang mất dần những lợi thế từng tạo nên phép mầu kinh tế của quốc gia này trong 30 năm qua ».
04 Tháng Chín 2011(Xem: 29078)
Sự sụp đổ của chế độ độc tài Kadhafi củng cố niềm tin vào trào lưu cách mạng Mùa Xuân Ả Rập nhất là ở Syria, nhưng con đường tái lập hòa bình tại Libya còn nhiều lắm chông gai.
03 Tháng Chín 2011(Xem: 30693)
Chính phủ Úc lo ngại trước việc Trung Quốc bành trướng ảnh hưởng ở vùng Nam Thái Bình Dương và cho rằng vai trò ngày càng lớn của Bắc Kinh ở khu vực này gây tổn hại cho Canberra.
03 Tháng Chín 2011(Xem: 28869)
TQ rất lo bị mất phần bởi thái độ lưỡng lự, nước đôi trong thời gian qua. Do vậy, Khi nhận thấy chế độ Kadhafi đi vào chiều tàn, ngoại giao Trung Quốc nhanh chóng xoay chuyển thái độ, tỏ rõ sự thực dụng.
23 Tháng Tám 2011(Xem: 26091)
Sau khi công ty Standard & Poor's hạ điểm tín dụng của Mỹ, làm náo động các thị trường chứng khoán thế giới, vai trò của các công ty thẩm định tài chánh đã nổi bật trên dòng thời sự.
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468