VN nhộn nhịp 'ngoại giao quốc phòng'

18 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 25168)
VN nhộn nhịp 'ngoại giao quốc phòng'


VN nhộn nhịp 'ngoại giao quốc phòng'

Cập nhật: 13:33 GMT - thứ sáu, 16 tháng 9, 2011


Trong một tuần đặc biệt nhộn nhịp với nhiều hoạt động ngoại giao, các tướng lĩnh của Quân đội VN đã thăm Trung Quốc, Israel, tiếp khách Ấn Độ, Nhật Bản và giao lưu với Hoa Kỳ.

Truyền thông trong nước và quốc tế cho hay Trung tướng Nguyễn Quốc Khánh, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam đã tiếp Tham mưu trưởng Không quân Nhật, Tướng Shigeru Iwasaki ở Hà Nội hôm 15/9.

Cùng thời gian, báo Trung Quốc và Việt Nam đăng tin Trung tướng Ngô Xuân Lịch thăm Trung Quốc và hội đàm với người tương nhiệm phụ trách Tổng cục Chính trị của Quân Giải phóng, Tướng Lý Kế Nại.

Nhưng dư luận chú ý nhiều hơn cả đến chuyến thăm của phái đoàn cao cấp Ấn Độ, gồm cả một thứ trưởng quốc phòng sang Việt Nam tuần này.

Đối thoại Quốc phòng Chiến lược Ấn – Việt lần thứ sáu đã diễn ra hôm 14/9 tại Hà Nội, do hai Thứ trưởng Quốc phòng, Nguyễn Chí Vịnh và Shashi Kant Sharma đồng chủ trì để quyết định về việc tăng cường hợp tác quân sự hai nước.

Chuyến thăm của phái đoàn Ấn Độ do Bộ trưởng Ngoại giao S M Krishna đến Việt Nam và các hoạt động hợp tác khai thác khí đã từ lâu của hai nước ở Nam Côn Sơn đã khiến Trung Quốc lên tiếng cảnh báo.

Sau phát biểu của phát ngôn viên Khương Du tại Bắc Kinh hôm 15/9, tờ Bấm Hoàn Cầu Thời báo bản tiếng Trung hôm nay có bài xã luận nói Ấn Độ “không nên dính líu” vào vùng biển Trung Quốc cho là của họ.


Ý thức hệ và vũ khí

Giao lưu, trao đổi với nhiều quốc gia một lúc về quốc phòng nằm trong chiến lược đối ngoại quân sự của Việt Nam nhằm đa dạng hóa quan hệ vừa để thăm dò, làm quen, nâng cấp công nghệ, vừa để phòng ngừa và giảm căng thẳng.

Về ý thức hệ, chuyến thăm của Tướng Ngô Xuân Lịch, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị - một cơ quan của Đảng Cộng sản nhằm kiểm soát quân đội - được thực hiện theo lời mời của Thượng tướng Lý Kế Nại, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng bộ Chính trị Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc.

 image002_46








Phó Đô đốc Scott Van Buskirk, Tư lệnh Hạm đội 7 của Mỹ trao đổi với Trung tướng Trần Quang Khuê của Việt Nam tại Hà Nội

Cùng đi tới Tướng Ngô Xuân Lịch là một loạt các chỉ huy cấp chính ủy và tư lệnh nhiều quân khu.

Đó là các Trung tướng Mai Quang Phấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Chính ủy Quân khu 4; Thiếu tướng Nguyễn Sỹ Thăng, Chính ủy Quân khu 1; Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Liên, Chính ủy Quân khu 2; Thiếu tướng Nguyễn Thanh Thược, Chính ủy Quân khu 3; Thiếu tướng Phạm Văn Dỹ, Chính ủy Quân khu 7.

Ngoài ra là một loạt tướng lĩnh chuyên về tổ chức cán bộ, truyền thông, ngoại giao của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Họ gồm Trung tướng Nguyễn Văn Động, Cục trưởng Cục Cán bộ; Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tuấn, Cục trưởng Cục Tuyên huấn; Thiếu tướng Nguyễn Xuân Nghi, Chánh Văn phòng Tổng cục Chính trị; Thiếu tướng Lê Phúc Nguyên, Tổng Biên tập Báo Quân đội Nhân dân; Đại tá Lê Văn Cầu, Phó Cục trưởng Cục Đối ngoại; Đại tá Chu Ngọc Nho, Tùy viên Quốc phòng Việt Nam tại Trung Quốc, cũng tham gia đoàn.

Mục đích của chuyến thăm này, như chính truyền thông Việt Nam nói, là nhằm "thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống giữa quân đội" theo tinh thần Bốn Tốt lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước đã thỏa thuận.

Khác với các nước theo hệ thống dân chủ đại nghị có quân đội chuyên nghiệp, phi đảng phái, Trung Quốc và Việt Nam là hai quốc gia cộng sản châu Á cùng có mô hình Đảng lãnh đạo quân đội.

Nhưng quan hệ giữa Việt Nam với các nước còn lại về quốc phòng lại mang ý nghĩa thiết thực hơn.

Với Ấn Độ, Việt Nam nói hai bên đã đạt đồng thuận về một lộ trình, cơ chế và các biện pháp để hợp tác về không quân, hải quân, bộ binh và công nghệ quốc phòng, và ngoài tập trận chung, Ấn Độ đã giúp Việt Nam huấn luyện quân sự và cung cấp phụ tùng cho tàu chiến và tên lửa, loại do Nga sản xuất.

Chuyến thăm của Đại Tướng Shigeru Iwasaki cũng có mục tiêu giúp Việt Nam tăng cường khả năng huấn luyện cho Không quân và đặc biệt là Phòng không.

Báo chí nhà nước ở Việt Nam không nói rõ nội dung trao đổi Nhật - Việt về quốc phòng mà chỉ nhắc đây là một phần của 'đối tác chiến lược' giữa hai nước.

 image003_22








Quan chức Việt Nam thăm hàng không mẫu hạm USS Washington ở Biển Đông hồi tháng 8/2011

Nhưng quan trọng hơn cả có lẽ vẫn là quan hệ với Hoa Kỳ.

Trong một tuần bận rộn về ngoại giao, hôm 15/9, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cũng đã tiếp tân Đại sứ Mỹ, David Shear mới sang nhậm chức.

Được biết hai bên chuẩn bị cho chuyến thăm Hoa Kỳ tới của ông Nguyễn Chí Vịnh, một vị tướng nổi trội trong các vai trò đối ngoại vùng và quốc tế từ một thời gian qua.

Hoa Kỳ và Việt Nam cũng sẽ có kế hoạch ký bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng song phương với nhiều diễn tiến liên tục, tuy truyền thông nhà nước không dùng chữ "chiến lược" như với Nhật Bản để nói về quan hệ hợp tác quốc phòng Mỹ - Việt.

Riêng với Hoa Kỳ, các chuyến thăm của chiến hạm Mỹ vào Việt Nam đã trở thành một phần của giao lưu hải quân hai nước từ mấy năm qua.

Mới tháng trước, Phó Đô đốc Scott Van Buskirk, Tư lệnh Hạm đội 7 đã có chuyến thăm đến Hà Nội và hội đàm với Trung tướng Trần Quang Khuê, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Để tăng cường niềm tin giữa hai quân đội từng thù địch, Hoa Kỳ cũng giúp Việt Nam trong cả các hoạt động nhằm xóa bớt di sản đau thương của cuộc chiến Mỹ - Việt.

Chẳng hạn Trung tâm công nghệ xử lý bom, mìn (BOMICEN) do Đại tá Nguyễn Trọng Cảnh chỉ đạo, vừa hoàn tất khoá tập huấn (5 - 9/9) để tiếp nhận Hệ thống cắt bom di động (MBCS) do Tổ chức Nhân đạo Golden West của Mỹ tài trợ.

Ngoài nhu cầu liên kết và chia sẻ thông tin, gồm cả các tính toán chiến thuật và chiến lược quân sự, tùy vào mức độ thân thiết, Việt Nam có nhu cầu mua vũ khí từ các nước có công nghệ quốc phòng mạnh.

Một phái đoàn cao cấp do Trung tướng Trương Quang Khánh dẫn đầu vừa kết thúc chuyến thăm Israel (11-15/9) để bàn về hợp tác quân sự mà có nhiều khả năng là tập trung vào việc mua vũ khí.

Một số nguồn tin nói quân đội Việt Nam muốn mua hỏa tiễn của Israel hoặc trực tiếp, hoặc qua ngả Đông Âu, nơi một số quốc gia như Ba Lan sử dụng công nghệ Israel để sản xuất quân khí.

Trong nỗ lực đa dạng hóa công nghệ vũ khí, Việt Nam cũng tìm mua tàu chiến, máy bay từ Nga, Canada và thiết bị cảnh giới biển từ Hàn Quốc.

( Nguồn: bbc.co.uk )

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Sáu 2010(Xem: 27917)
Bóng dá là môn thể thao đại chúng nhất trên thế giới này, một môn chơi thịnh hành trên khắp năm châu, và số người xem bong đá hoặc ngoài sân hoặc trước màn truyền hình lại đông hơn người chơi trên sân có khi cả trăm ngàn lần. Bởi thế World Cup nay lại trở về với đời sống của chúng ta, xâm nhập vào cuộc sống của mỗi gia đình - cứ bốn năm một lần như thế. Nguyễn Ngọc Hoàng
20 Tháng Năm 2010(Xem: 32665)
* Số 9 (Bộ mới) - Ngày 15-03-2011. * Diễn Đàn được cập nhật mỗi tháng 2 lần vào cuối tuần kế tiếp ngày 15 và 30. * Diễn Đàn rộng mở đến tất cả đồng môn (không phân biệt phân khoa hay khóa học) trong tình thân ái Thụ Nhân.
13 Tháng Năm 2010(Xem: 32241)
Sở dĩ Viện Đại học Đà Lạt làm được điều đó là vì nó được xây dựng dựa trên hình mẫu của các Viện đại học phương Tây, nơi mà "tự do học thuật, tự do hàn lâm" (academic freedom) tạo thành cốt lõi của quy chế tự trị đại học. Mai Thái Lĩnh tức Hoàng Thái Lĩnh
25 Tháng Tư 2010(Xem: 36652)
Mất của cải là mất ít. Mất sức khoẻ là mất nhiều. Mất tư cách là mất hết. GS Trần Long
25 Tháng Tư 2010(Xem: 35264)
Sau cùng, nếu nói về cái Thiện thì tôi xin phép bà con, tôi không dám nói dông dài, mà chỉ muốn mượn 2 câu lục bát cực hay của bạn Nhan Ánh Xuân để kết thúc bài viết cà kê (pha lẫn với lẩm cẩm) này: "Vì em biết phận học trò Nên không dám nói quanh co ý thầy" Nguyễn Tấn Phước
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468