Mỹ thúc ép châu Âu giải quyết khủng hoảng (RFI)

18 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 25878)
Mỹ thúc ép châu Âu giải quyết khủng hoảng (RFI)

Mỹ thúc ép châu Âu giải quyết khủng hoảng

 image001_128











Bộ trưởng Tài chính Mỹ tại Wroclaw

Reuters

Tú Anh

Cuộc họp cấp bộ trưởng tài chính châu Âu khai mạc tại Wroclaw- Ba Lan. Lần đầu tiên có sự tham dự của đồng sự Mỹ. Bị đặt trước đường cùng, Mỹ thúc giục châu Âu nhanh chóng thoát khỏi khủng hoảng nợ công.

Dưới sức ép của thị trường, các bộ trưởng tài chính của Liên Hiệp Châu Âu có hai ngày để hoàn tất kế hoạch thỏa thuận hôm 21/07/2011.

Theo chương trình nghị sự, các chính phủ châu Âu phải vượt qua những chướng ngại còn lại để thực hiện kế hoạch thứ hai 160 tỷ cứu Hy Lạp công bố hồi giửa mùa hè. Thứ đến là cảnh cáo những thành viên được xem là « móc xích yếu » trong Liên Hiệp điển hình là Tây Ban Nha vẫn chưa có biện pháp mạnh củng cố hệ thống ngân hàng bị chấm điểm xấu qua cuộc trắc nghiệm tính vững chắc .

Ba Lan, với tư cách chủ tịch luân lưu Liên Hiệp Châu Âu đã mời bộ trưởng tài chính Mỹ Timothy Geithner tham dự.

Sự hiện diện của ông Timothy Geithner tại hội nghị Wroclaw gần như là chuyện ngoại lệ nhưng cho thấy Hoa Kỳ rất quan ngại trước thái độ chần chừ của châu Âu.

Thái độ chậm chạp trong việc thi hành giải pháp cứu nguy cho Hy Lạp và giảm thiểu nợ công đã làm cho tình hình khủng hoảng tăng thêm với hiện tượng các sàn giao dịch bị trượt dốc trong ngày thứ Hai đen (12/09/11).

Hôm qua, Tổng giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế IMF nhận định là các nền kinh tế Tây phương đang « rơi vào vòng luẩn quẩn » và càng ngày càng « nghiêm trọng hơn do thái độ chần chừ của giới lãnh đạo chính trị ». Theo bà Christine Lagarde thì Tây phương bị nợ quá nhiều gây ra nhiều bất trắc trên toàn thể các nền kinh tế, trong ngành ngân hàng tại châu Âu và trong các gia đình tại Mỹ.

Nhưng tại sau châu Âu lại chậm chạp trong việc chửa cháy ?

Nguyên nhân cơ bản vẫn là do cấu trúc của khu vực đồng tiền chung euro không được tổ chức theo kiểu liên bang như Hoa Kỳ. Tuy Ngân hàng trung ương châu Âu BCE có thẩm quyền trên vấn đề tiền tệ nhưng các chính phủ thành viên lại giữ chủ quyền về chính sách kinh tế và tài chính. Do vậy họ vừa không « điều hợp » nhịp nhàng một chính sách kinh tế chung lại bị lệ thuộc vào sự biểu quyết của quốc hội mỗi khi có một quyết định liên quan đến quyền lợi quốc gia.

Nói cách khác các nước châu Âu không phải là « vô kế khả thi ».

Theo bộ tài chính Pháp thì khủng hoảng đã trở thành « toàn diện » nhưng bộ trưởng François Baroin giải thích là các ngân hàng Pháp tuy cho Hy Lạp vay đến 8 tỷ euro nhưng họ đã thu lời đến 11 tỷ trong sáu tháng đầu năm 2011 và đã củng cố quỹ dự trữ riêng 50 tỷ euro. Trong trường hợp Hy Lạp không đủ sức trả nợ thì cũng không gây tác hại gì.

Ngày hôm qua, các ngân hàng trung ương trên thế giới đã tuyên bố sẵn sàng đổ tiền mặt hỗ trợ cho các ngân hàng khác. Điều này đã tạo ra một luồng dưỡng khí trên thị trường chứng khoáng từ Á sang Âu.

Áp lực được giải tỏa, giờ đây các bộ trưởng tài chính phải tập trung cứu nguy Hy Lạp một cách cụ thể và dưới sức ép của Mỹ.

Bộ trưởng tài chính Timothy Geithner thẩm định là châu Âu phải « Hành động nhanh hơn, phải nỗ lực chung với Hoa Kỳ ».

Nói cách khác phải đổ thêm tiền vào quỹ cứu trợ và đừng đẩy Hy Lạp vào bước đường cùng. Vì Hy Lạp vỡ nợ thì không một quốc gia nào thoát nạn.

Mối lo âu này đã được chính tổng thống Mỹ Obama cảnh báo hồi đầu tuần : « các nhà lãnh đạo vùng euro phải chứng tỏ tinh thần trách nhiệm. Hy Lạp là lối lo đầu tiên nhưng nếu Ý và Tây Ban Nha bị thị trường tài chính tấn công thì tình thế sẽ nghiêm trọng hơn ».

Ba Lan, chủ tịch luân lưu Liên Hiệp Châu Âu còn bi quan hơn. Bộ trưởng tài chính Jacek Rostowski tuyên bố « châu Âu đang bị đe dọa. Nếu vùng euro rạn nứt thì Liên Hiệp Châu Âu không đủ sức tồn tại với hậu quả là nguy cơ xảy ra chiến tranh trong 10 năm tới đây ».

( Nguồn: RFI )

Bị đặt trước đường cùng, Mỹ thúc giục châu Âu nhanh chóng thoát khỏi khủng hoảng nợ công.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Giêng 2022(Xem: 3523)
"Một hôm, chàng đi xem xinê ở rạp Tân Tân, gần cầu Trường Tiền, bất ngờ hàng ghế trước có một cô bé tóc dài vóc dáng, mùi hương tóc thoang thoảng mùi hoa ngâu, gợi nhớ cô bạn Kim Long xưa. Chàng bỏ suất chiếu, đạp chiếc xe đạp Dura Mercier dọc bờ sông Hương về nhà ở Thành Nội. Về tới nhà, nhạc phẩm “Ai về sông Tương được chàng viết xong chỉ trong mười lăm phút."
20 Tháng Giêng 2022(Xem: 3172)
Ai về sông Tương - Sáng tác: Thông Đạt (Văn Giảng)
14 Tháng Giêng 2022(Xem: 5152)
"Tình dẫu đã sương khói Vẫn phút nhớ về em Như Saigon đổi tên Người Saigon còn đó !"
13 Tháng Giêng 2022(Xem: 3569)
Bản Tin Số 38 Hội Ái Hữu Đại Học Đà Lạt Tại Âu Châu - Tháng 1 năm 2022
11 Tháng Giêng 2022(Xem: 3409)
"... nhà thơ Nguyên Sa sáng tác bài thơ “Tám phố Sài Gòn” (khoảng cuối thập niên 1960, đầu thập niên 1970). Bài thơ được ông Nguyễn Đình Vượng đăng trên báo Văn, tờ tạp chí có uy tín nhất về văn học lúc đó ở miền Nam."
31 Tháng Mười Hai 2021(Xem: 5804)
"New Year’s Eve pháo hoa bừng nở Bừng lên Hy Vọng đến cho người Xin chúc Bạn YÊN BÌNH Năm Mới Nhân loại rồi trở lại An Vui !!"
30 Tháng Mười Hai 2021(Xem: 3515)
"Anh trở về nguyên thủy vô thức vô tri Ngôi nhà cũ tôi ơi ! Thôi cùng anh giã biệt Nghẹn ngào không nói"
24 Tháng Mười Hai 2021(Xem: 3871)
"Những việc Nghiên cứu khoa học tốn tiền dân như kits này, vắc xanh nọ mang danh khoa học Việt thay vì chuyển giao Công nghệ như hai năm qua tiêu tốn hàng trăm, hàng ngàn tỷ là Tội ác."
24 Tháng Mười Hai 2021(Xem: 3624)
GIÁO ĐƯỜNG IM BÓNG Sáng tác: Nguyễn Thiện Tơ & Phi Tâm Yến Ca sĩ: Thái Thanh - Anh Ngọc
19 Tháng Mười Hai 2021(Xem: 3399)
Liên khúc : HAI MÙA NOEL - NGƯỜI TÌNH MÙA ĐÔNG - BÀI THÁNH CA BUỒN - cô giáo Thanh Hà & Phương Phạm
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468