Điều gì khiến thường dân thành kẻ cướp?

10 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 26158)
Điều gì khiến thường dân thành kẻ cướp?

Điều gì khiến thường dân thành kẻ cướp?

Cập nhật: 09:16 GMT - thứ năm, 11 tháng 8, 2011

 image001_98

 







Nhiều tranh cãi tại Anh vì sao lại xảy ra một làn sóng cướp phá


Rất nhiều người ở nước Anh vẫn còn đang quay cuồng sau nhiều ngày chứng kiến những hình ảnh cướp bóc trắng trợn và đập phá vô cớ trong cơn bạo loạn, nhưng đâu là điểm ranh giới khi dân thường nghĩ rằng họ cũng có thể bắt đầu cướp bóc?

Cảnh kinh hoàng đã và đang diễn ra ở London và một số thành phố khác trong tuần này, từ căn nhà cháy rực và những trận chiến giữa phố đến cảnh người dân xông vào một cửa hàng bất kỳ và bước ra với một chiếc tivi màn hình phẳng trên tay, không một chút xấu hổ.

Rất nhiều kẻ cướp phá còn chẳng buồn giấu mặt khi lùng sục các cửa hàng đồ điện, đồ thể thao hay những tiệm tạp hóa.

Có những người còn đứng tạo dáng chụp hình sau đó, tự hào khoe những thứ cướp được và tải lên những trang mạng xã hội.

Giáo sư John Pitts, chuyên ngành tội phạm học, người đã tư vấn các nhà chức trách địa phương tại London về thanh niên và các băng nhóm, cho rằng những kẻ cầm đầu các vụ vướp phá sẽ là những người mà pháp luật biết đến, trong khi đó những người còn lại là những kẻ theo đuôi.

Ông nói, hành động cướp bóc khiến "những người không có quyền lực gì bỗng thấy mình trở nên thật mạnh mẽ" và điều này như một chất độc lan rất nhanh.

“Thế giới bị đảo lộn. Những người trẻ tuổi đang quen với việc làm theo những điều mà người lớn tuổi hơn vẫn khuyên can họ để đề phòng hậu quả. Và rồi họ làm điều đó và chẳng có hậu quả gì.”

Ông cũng cho rằng một số lớn những người trẻ tham gia vào các cuộc bạo loạn vì bây giờ đang là kỳ nghỉ học và đêm thì dài hơn.

Số lượng là điều tối quan trọng đối với một cuộc bạo loạn và thời điểm mấu chốt là khi những kẻ nổi dậy nghĩ mình nắm được quyền kiểm soát, ông nói thêm.

“Anh chẳng thể nào bạo loạn một mình được. Cuộc nổi dậy một-người chỉ là một cơn giận mà thôi. Đám đông càng có nhiều người đối mặt với cảnh sát càng khiến họ thấy mình có quyền lực.”

Các nhà tâm lý học tranh luận rằng cá nhân đánh mất bản sắc của họ khi tham gia một nhóm người lớn, và lòng thông cảm lẫn cảm giác tội lỗi – những phẩm chất khiến chúng ta không cư xử như tội phạm – bị mục ruỗng.

 image002_34








Xe ô tô cũng bị đốt cháy


“Đạo đức tỉ lệ nghịch với con số người tham gia. Khi ở trong một nhóm lớn mà hầu như không ai biết ai, ta dễ phát sinh cảm giác muốn làm gì cũng được,” theo tiến sĩ James Thompson, giảng viên danh dự ngành tâm lý học Đại học UCL (University College London).

“Một phần lý do là bởi cảm giác an toàn trong đám đông. Có thể chỉ có khoảng hai mươi, ba mươi người cầm đầu song sự hiện diện của vài trăm người xem khiến khả năng họ bị bắt ít hơn nhiều.”

Ông cũng không đồng ý với ý kiến cho rằng một số người đi cướp bóc là do theo đuôi người khác một cách thụ động khi bạo lực đã bắt đầu diễn ra, mà nhấn mạnh rằng, mỗi chúng ta luôn luôn có sự lựa chọn.

Thấy những người tham gia trước không hề hấn gì có thể là động lực để những người khác bắt đầu cướp phá, theo tiến sĩ tâm lý học Lance Workman.

“Con người là loài có khả năng bắt chước giỏi nhất hành tinh và thường thì chúng ta hay bắt chước những mô hình thành công. Nếu bạn thấy mấy người bước ra khỏi một cửa hàng tay ôm TV màn ảnh rộng với mấy đôi giầy, một số người nhất định sẽ nghĩ, sao mình không làm thế nhỉ.”

Workman cho rằng nhóm người này có thể tự mặc định trong đầu rằng – ‘Họ là những kẻ giàu có lắm của nên tôi lấy đi một chút của họ là đúng.’

Tuy nhiên, một số chứng cứ cho thấy các trưởng băng nhóm có xu hướng bị bệnh tâm lý, ông nói.

Hội chứng tâm lý đám đông này có thể thấy ở các hô-li-gân bóng đá. Tony O’Reilly, cựu hô-li-gân của Manchester United nói rằng có những điểm tương đồng giữa các cuộc cướp phá xảy ra tuần này với bạo lực bóng đá mà ông đã tham gia trong suốt 3 thập kỷ qua.

Đó là sự cổ vũ của đám đông, ông nói. “Sự kích động. Không gì có thể sánh được cảm giác rùng mình như có dòng điện chạy qua người – tiếng hò reo của đám đông. Cảm giác được là một nhóm người và điều gì đó đang xảy ra.”

Đối với số đông, động lực chính là cảm giác rùng mình này, cộng thêm phần thưởng là “mấy món đồ miễn phí”. Nhưng điều này không hẳn đúng đối với các đầu sỏ, những kẻ đã vận dụng đám đông tấn công các cửa hiệu cao cấp.

Ông nhớ lại cơn thịnh nộ ở khu Swiss Cottage vào những năm 80 khi fan hâm mộ Manchester United đập phá một cửa hàng trang sức. “Lúc đầu mục tiêu của đám đông không phải là đi cướp đồ trang sức nhưng một vài kẻ trong số đó là tội phạm chuyên nghiệp đã lợi dụng số đông và người xem, sau đó cả nhóm cũng xông vào vì những tiếng reo hò cổ vũ.”

‘Giận dữ, thất vọng’

Những công dân tôn trọng luật pháp đốt cháy xe buýt hay ăn trộm đồ từ các cửa hàng là điều khó tưởng. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng các yếu tố kinh tế xã hội không thể không được nhắc đến trong phương trình này.

Tiến sĩ Paul Bagguley, nhà xã hội học thuộc Đại học Leeds cho rằng những người trẻ tuổi thường hay liên quan đến các cuộc đối mặt với cảnh sát, trong khi đó những người ăn cắp lại thường bao gồm cả trẻ em và phụ nữ.

"Có vẻ như rất nhiều người trước đây chưa từng trộm đồ thì giờ lại đang ăn cắp. Dường như trong trường hợp này các luật lệ thông thường đều không phù hợp."

Ông nói cướp bóc xảy ra trong hầu hết các cuộc bạo loạn đã gây ảnh hưởng rất lớn trong tuần này, và chúng có thể được gọi là “cuộc nổi dậy của người tiêu dùng”.

"Nếu so sánh sự kiện lần này so với những gì xảy ra ở thập niên 80, lần này có nhiều đồ dễ ăn cắp hơn, chẳng hạn như đồ điện tử, điện thoại di động và tivi màn hình phẳng.”

"Đối với rất nhiều những người đi hôi của, đây chẳng qua chỉ là một cơ hội nhưng điều đó cũng đặt ra câu hỏi về việc kiểm soát những hành động như thế này.”

Giáo sư Pitts nói rằng bạo loạn là một sự kiện phức tạp và không thể chỉ được giải thích một cách đơn giản là những “hành động mang tính côn đồ”.

Chúng phải được đặt trong bối cảnh của những “bất mãn gia tăng” về thất nghiệp trong thanh niên, về các cơ hội giáo dục và khoảng cách về thu nhập.

Ông nói, phần lớn những người tham gia bạo loạn là những người đến từ các khu nghèo, những người không mấy khi tuân theo luật pháp, những người chẳng có gì để mất.

“Họ chẳng có sự nghiệp để mà lo lắng. Họ sống ở ngoài kia, bên lề, giận dữ, thất vọng, sẵn sàng làm bất cứ điều gì.”

(Nguồn: bbc.co.uk)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Giêng 2022(Xem: 3527)
"Một hôm, chàng đi xem xinê ở rạp Tân Tân, gần cầu Trường Tiền, bất ngờ hàng ghế trước có một cô bé tóc dài vóc dáng, mùi hương tóc thoang thoảng mùi hoa ngâu, gợi nhớ cô bạn Kim Long xưa. Chàng bỏ suất chiếu, đạp chiếc xe đạp Dura Mercier dọc bờ sông Hương về nhà ở Thành Nội. Về tới nhà, nhạc phẩm “Ai về sông Tương được chàng viết xong chỉ trong mười lăm phút."
20 Tháng Giêng 2022(Xem: 3174)
Ai về sông Tương - Sáng tác: Thông Đạt (Văn Giảng)
14 Tháng Giêng 2022(Xem: 5155)
"Tình dẫu đã sương khói Vẫn phút nhớ về em Như Saigon đổi tên Người Saigon còn đó !"
13 Tháng Giêng 2022(Xem: 3574)
Bản Tin Số 38 Hội Ái Hữu Đại Học Đà Lạt Tại Âu Châu - Tháng 1 năm 2022
11 Tháng Giêng 2022(Xem: 3415)
"... nhà thơ Nguyên Sa sáng tác bài thơ “Tám phố Sài Gòn” (khoảng cuối thập niên 1960, đầu thập niên 1970). Bài thơ được ông Nguyễn Đình Vượng đăng trên báo Văn, tờ tạp chí có uy tín nhất về văn học lúc đó ở miền Nam."
31 Tháng Mười Hai 2021(Xem: 5813)
"New Year’s Eve pháo hoa bừng nở Bừng lên Hy Vọng đến cho người Xin chúc Bạn YÊN BÌNH Năm Mới Nhân loại rồi trở lại An Vui !!"
30 Tháng Mười Hai 2021(Xem: 3521)
"Anh trở về nguyên thủy vô thức vô tri Ngôi nhà cũ tôi ơi ! Thôi cùng anh giã biệt Nghẹn ngào không nói"
24 Tháng Mười Hai 2021(Xem: 3880)
"Những việc Nghiên cứu khoa học tốn tiền dân như kits này, vắc xanh nọ mang danh khoa học Việt thay vì chuyển giao Công nghệ như hai năm qua tiêu tốn hàng trăm, hàng ngàn tỷ là Tội ác."
24 Tháng Mười Hai 2021(Xem: 3628)
GIÁO ĐƯỜNG IM BÓNG Sáng tác: Nguyễn Thiện Tơ & Phi Tâm Yến Ca sĩ: Thái Thanh - Anh Ngọc
19 Tháng Mười Hai 2021(Xem: 3402)
Liên khúc : HAI MÙA NOEL - NGƯỜI TÌNH MÙA ĐÔNG - BÀI THÁNH CA BUỒN - cô giáo Thanh Hà & Phương Phạm
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468