Nguồn cơn thực bối rối (Phạm Văn Bân)

12 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 26559)
Nguồn cơn thực bối rối (Phạm Văn Bân)



Nguồn cơn thực bối rối

 

Khi dịch bài thơ ngụ ngôn "La Cigale et la Fourmi" một cách tuyệt diệu, học giả Nguyễn Văn Vĩnh dùng câu "nguồn cơn thực bối rối" để mô tả "con ve sầu ca hát suốt mùa hè, đến kỳ gió bấc thổi, nguồn cơn thực bối rối, một miếng cũng chẳng còn." Bây giờ tôi xin mượn câu "nguồn cơn thực bối rối" để mô tả thế tiến thoái lưỡng nan của nước Mỹ. 

Trong thời đại internet ngày nay, nếu không khéo cảnh giác thì người ta có thể bị rối trí hoặc bị lợi dụng trước quá nhiều tin tức - thường có vẻ khách quan trên bề mặt nhưng rất thường ẩn giấu một mục tiêu nào đó của một nhóm nào đó.

Sinh hoạt của nước Mỹ quá rộng lớn! Các hệ thống kinh tế, tài chính, quốc phòng, giáo dục, lao động, y tế, v.v. được chính phủ điều hành dưới sự giám sát và ảnh hưởng nặng nề của Quốc Hội (Thượng Viện và Hạ Viện) về ngân sách đã phát sinh một tình trạng rất phức tạp: dân chúng không thể hiểu trúng trật ra sao. Phức tạp bởi vì cơ cấu cấu tạo hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ mà hiện nay, mức độ chống đối lẫn nhau lên đến chỗ bất cần quyền lợi chung của đất nước. Trong bối cảnh giải quyết quá nhiều vấn đề to lớn như: chiến tranh Afghanistan, Iraq, bảo hiểm sức khỏe, hệ thống thuế lợi tức, thất nghiệp, giáo dục thì có thể khẳng định rằng không bao giờ Uncle Sam có một giải pháp nào toàn hảo - được đầu này sẽ hụt đầu kia. Để tăng thêm phần rối loạn, Quốc Hội Mỹ với hai diễn đàn Thượng Viện và Hạ Viện ồn ào, gây nhiều thiệt hại cho đất nước hơn là ích lợi qua các cuộc bàn cãi và mắng nhau thẳng thừng - đặc biệt khi đến mùa bầu cử. Có thể nói no matter what it is, they are destined to fight!  Thành ra, không có gì đáng ngạc nhiên khi họ cãi nhau như mổ bò, và tất nhiên không ai dại gì mà nghe lý luận của cả hai phe.

Trong vị trí người dân, không ai có thể biết đích xác hệ thống vận hành ra sao cả. Chỉ có các viên chức có trách nhiệm mới có thể có con số chính xác và biết rõ cảnh xoay sở "lấy đầu này để đắp đầu kia" như thế nào. Câu hỏi đặt ra là vá víu như vậy được bao lâu thì lại vỡ tung ra? Nếu lấy tâm trạng của một người đạp xe đạp ở Việt Nam để hiểu tình hình nước Mỹ - có thể ví như một xe vận tải 18 bánh - thì chắc chắn sẽ hiểu sai lệch. Cách lái xe 18 bánh tất nhiên phải khác với cách đạp xe đạp, mặc dù thoạt trông thì có vẻ giống nhau ở chỗ lái xe. Để lái xe 18 bánh, người ta phải hiểu hệ thống vận hành. Hoặc lấy tình cảm lục dục thất tình đối với chính phủ Obama thì chỉ tự đưa mình vào tâm trạng bối rối, mù mờ. Và trong hầu hết trường hợp, hiện tượng mù mờ này là cơ hội ngàn vàng cho chính trị gia. Các đối thủ của Tổng Thống Obama triệt để khai thác nguồn cơn thật bối rối của chính quyền. Chính phủ cố gắng hoặc ngụy biện hoặc che giấu các vấn đề đã thực sự dẫn đến việc mất niềm tin của dân chúng. Ngày nay, có lẽ dân chúng không tin hẳn phe nào - sự thật nằm đâu đó trong sự che giấu hoặc ngụy biện. Tuy nhiên, nếu gạt ra ngoài các thủ đoạn chính trị, người ta có thể có một cái nhìn khá chính xác. 

Chính phủ giống như một người cha trong một gia đình, lương chỉ có $2,000 nhưng con cái lại ăn tiêu ở mức $10,000. Để các con không phản đối, cha phải đi vay nợ cho con xài, từ năm này qua năm kia. Tương tự, để chi tiêu và lấy lòng dân chúng Mỹ, hầu hết các chính phủ Mỹ trong 40 năm qua đều dùng biện pháp mị dân (demagogy); đó là lý do mà người ta phê bình rằng "chúng ta xài đồng tiền mà chúng ta không có trong tay." Không phải một hoặc hai chính phủ mị dân mà có lẽ tổng thống nào cũng muốn làm hai nhiệm kỳ và đó cũng là lý do mà Tổng Thống Obama hiện đang cực kỳ khó khăn để thuyết phục nhóm Cộng Hòa trước viễn ảnh tranh cử sắp đến. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi có cuộc chiến quyết liệt về mức giới hạn vay nợ như vừa xảy ra. 

Vụ đôi co về mức giới hạn để chính phủ được quyền tăng mức nợ lên (qua hình thức bán công khố phiếu) để lộ ra gánh nợ khổng lồ: tăng lên $500 tỷ/năm kể từ năm 2003, tăng lên $1,000 tỷ vào năm 2008, $1,900 tỷ vào năm 2009, và 1,700 tỷ vào năm 2010. Vào ngày 3 tháng 8, 2011 tổng số nợ là $14,340 tỷ, trong đó $9,780 tỷ do công chúng làm chủ nợ và $4,560 tỷ do các chính phủ các nước làm chủ nợ. So với tổng sản lượng quốc gia hàng năm ( annual gross domestic product - viết tắt là GDP) ước tính đến ngày 30-6-2011 là $15,000 tỷ thì tỷ lệ nợ là 96% trên GDP, và tỷ lệ công chúng làm chủ nợ là 65% GDP. 

Cùng với tình trạng thâm thủng ngân sách (budget deficit), bầu không khí sinh hoạt chính trị vốn dĩ như một roller coaster ngay từ ngày đầu Tổng Thống Obama nhận chức cho đến nay - lúc nào và việc gì của chính phủ cũng bị chống đối mãnh liệt - là một trong những lý do mà Standard & Poor's hạ mức tín dụng hay uy tín của Mỹ từ AAA xuống AA+ vào ngày 5 tháng 8, 2011.

Thị trường chứng khoán rất nhạy cảm: chỉ mới một tuần lễ vừa qua, nó đã lên dốc và tuột dốc không thể tiên liệu được! Tất nhiên, người ta luôn luôn tìm cách make sense cho mỗi lần nó lên hay xuống nhưng ở vị trí một người dân bình thường, chúng ta có thể bỏ qua các lý luận vớ vẩn của báo chí và phân tích gia tài chính: họ nói để mà nói! Không ai có thể timing được chứng khoán vì nó lớn như đại dương và sự vận hành hoàn toàn nằm ngoài suy diễn của đại đa số mọi người. Thành ra, người ta không nên phí thì giờ với thị trường chứng khoán - tuyệt đối không đánh bạc với nó, chỉ nên xem đó là thước đo kinh tế tổng quát mà thôi. 

Ngân sách liên bang thâm thủng nhưng các tiểu bang cũng không có gì xán lạn. Thậm chí thời gian lãnh trợ cấp thất nghiệp cũng bị rút ngắn. Theo tin của 24/7 Wall St., hiện có khoảng 14 triệu người Mỹ thất nghiệp nhưng chín tiểu bang đã phải rút ngắn thời gian trợ cấp. Đó là: Arkansas, Florida, Illinois, Indiana, Michigan, Missouri, Rhode Island, South Carolina, và Wisconsin. Hãng xưởng không sinh lời thì làm sao thuê công nhân? Đó là chưa xét đến hệ thống lương bổng của Mỹ không thể cạnh tranh được với các nước khác trong khung cảnh kinh tế toàn cầu. Đó là lý do một số ngành kỹ nghệ đã biến mất hoặc gần biến mất tại Mỹ như: may mặc, TV, máy chụp hình và các sản phẩm tiêu dùng khác. Mỹ đã phải outsourced một số công việc thuộc lãnh vực kỹ thuật cao để giảm giá thành sản phẩm hoặc chi phí điều hành. 

Nói tổng quát, tình hình chính trị và kinh tế của Uncle Sam là tối om như mực. Câu hỏi đặt ra là tôi, một thường dân không có trách nhiệm cũng như không làm được gì để thay đổi những chuyện quá lớn nêu trên, đúng không? Đúng một nửa. Nửa còn lại là chính phủ sẽ phải cắt ngân sách, bãi bỏ một số dịch vụ có thể bãi bỏ, đặc biệt là chi phí vay nợ (cost of borrowing) để mua xe, mua nhà, đi học, v.v. sẽ tăng lên. Nói cách khác, để hấp dẫn công chúng và các quốc gia khác mua công khố phiếu thì lãi suất phải tăng lên. Đó là giải pháp trường kỳ trên lý thuyết. Tăng nguồn thu bằng cách tăng thuế là điều cấm kỵ; chính phủ sẽ đủ khôn để không tăng thuế. Và một khi lãi suất tăng, đó là lúc mỗi một "tôi" sẽ bị ảnh hưởng một cách trực tiếp và toàn diện. Tuy nhiên, trong thực tế, còn nước còn tát nên Cơ quan Federal Reserve của Mỹ, tức là ngân hàng trung ương, đã dùng kế triển hoãn bằng cách hứa giữ lãi suất ngắn hạn không tăng trong hai năm nữa. Để giữ lời hứa, hầu chắc họ sẽ xoay sở trong vòng các nguồn thu và lấp liếm vấn đề. They are just kicking the can down the road. Họ triển hoãn mà không thực sự giải quyết cục nợ hơn $14,000 tỷ của đất nước. 

Thế thì "tôi" nên làm thế nào? Lưu ý các tin tức diễn biến xung quanh để sử dụng lá phiếu một cách có ý thức và khôn ngoan. Tốt hơn nữa, nếu có thể được, "tôi" nên gia tăng chi tiêu để giúp phát triển kinh tế. Kinh tế đã bi đát mà tôi không chi xài hoặc lại đi mua vàng để dưới gầm giường thì kinh tế lại càng lún sâu vào bùn hơn nữa. Người Việt Nam thích tiết kiệm, để dành cho con cháu là một quan điểm rất tai hại cho nền kinh tế sinh động Mỹ, quan điểm "an cư lạc nghiệp" chỉ thích hợp cho nền kinh tế nông nghiệp và trở nên lỗi thời trong thời đại kinh tế toàn cầu và khoa học kỹ thuật ngày nay. Có lẽ chúng ta nên hiểu rằng "nơi nào máng được cái nón thì nơi đó là nhà" và "nuôi con đến hết đại học là đẹp lắm rồi." Ngày chúng ta vượt biên đến Mỹ, chúng ta không có kiến thức và khả năng (chỉ có cái quần xà-loỏng) như các con nhưng chúng ta đã tồn tại được, vậy thì không có lý do gì mà chúng nó không tự tồn tại được. 

Mỹ là một dân tộc lý tưởng nhất, hiền hòa nhất, và vì đại nghĩa mà phải vướng bận vào quá nhiều vấn đề trên thế giới. Tôi tri ân nước Mỹ, dân tộc Mỹ đã dung dưỡng và bảo bọc cho tôi trong hơn 30 năm nay, và mong Mỹ sớm có một minh quân để dìu dắt đất nước sớm ra khỏi cảnh điêu tàn! 

Phạm Văn Bân

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Sáu 2011(Xem: 25736)
Lần này, các cuộc biểu tình đã được gián tiếp bật đèn xanh cho thấy là việc Trung Quốc chèn ép Việt Nam tại Biển Đông đã trở thành nghiêm trọng.
11 Tháng Sáu 2011(Xem: 26131)
Do ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng mạnh tại Đông Nam Á, ASEAN hoàn toàn có thể bị phân đôi.
11 Tháng Sáu 2011(Xem: 27587)
Hoa Kỳ lại vừa đưa chiến hạm, từng hỗ trợ tàu thăm dò Impeccable bị Trung Quốc 'làm phiền' năm 2009 ở Biển Đông, vào phía Tây Thái Bình Dương.
11 Tháng Sáu 2011(Xem: 27100)
Báo cáo của Tranh tra Chính phủ ghi nhận nợ phải trả của Vinashin là 96.700 tỷ VND, cao hơn mức 85.000 tỷ VND đưa ra trước đây.
11 Tháng Sáu 2011(Xem: 28106)
cuộc tập bắn đạn thật sẽ diễn ra ngày thứ hai tới, 13/06 và kéo dài 6 tiếng đồng hồ ở ngoài khơi tỉnh Quảng Nam, cách bờ biển khoảng 40 km.
11 Tháng Sáu 2011(Xem: 25253)
Trận dịch bất ngờ này đang làm người tiêu dùng và sản xuất thực phẩm ở châu Âu hoang mang lo sợ thực sự...
11 Tháng Sáu 2011(Xem: 26632)
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton bày tỏ lo ngại trước quan hệ kinh tế ngày càng gắn bó giữa Trung Quốc với châu Phi.
29 Tháng Năm 2011(Xem: 24086)
Đó là hậu quả của nhiều dự án đầu tư bị đình hoãn, những sai lầm trong chiến lược năng lượng...
29 Tháng Năm 2011(Xem: 26044)
Ông Obama nói đã có sự khác biệt giữa Hoa Kỳ và Israel về một nhà nước Palestine trong tương lai.
29 Tháng Năm 2011(Xem: 25903)
Những người bên trong biết câu chuyện. Nhưng họ không nói ra. Và vì thế cái trò cũ lặp đi lặp lại, làm cho người đàn ông này nghĩ rằng ông ta lại có thể 'thoát hiểm' được mọi chuyện, ở bất cứ đâu.
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468