Trông Người Mà Nghĩ Đến Ta (Hoàng Ngọc Nguyên)

10 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 25865)
Trông Người Mà Nghĩ Đến Ta (Hoàng Ngọc Nguyên)



TRÔNG NGƯỜI MÀ NGHĨ ĐẾN TA

  Hoàng Ngọc Nguyên

 

Phi thường thay, ngoại lệ thay, cho những người có thể cảm thấy bình yên, vô sự ttrong thời buổi này, chẳng thấy được cảnh tượng trời long, đất lở chung quanh. Đúng là một thời điểm “của chuột và người”, thử thách để xem trong bao nhiêu người đang sống, ai thực sự hiện hữu, và ai phủ nhận sự có mặt của mình.

 Người ta từng nói ông Obama chỉ khéo dọa, giống như bà Michele Bachmann, “nữ hoàng điên khùng” (Queen of Rage) mà tuần báo Newsweek đã “vinh danh” ở trang bìa trong số mới nhất, đã la lên rằng “Trời chẳng sập đâu”. Đúng là Mỹ không thể vỡ nợ được, nhưng chẳng phải như ngưòi ta nói là nhờ luôn luôn có khả năng xoay sở đầu này, đầu nọ. Mỹ đã không vỡ nợ trước kỳ hạn 2-8 vừa qua là do những người trong cuộc và có trách nhiệm hoặc là có lương tâm tối thiểu, hay biết sợ, trong đó có sợ phải lãnh trách nhiệm, cho nên đã hối hả đạt thỏa hiệp “ngưng bắn” đề đi tới thỏa thuận tạm bợ vá víu – là cái đạo luật cắt giảm thiếu hụt ngân sách và nâng mức trần hợp pháp của nợ liên bang mà ông Obama đã ký ban hành thứ ba tuần trước. Trong thỏa thuận này, coi như hai bên đều thối lui, nhưng trong thực tế thì đường phân ranh mới vẽ đã lấn sang phần đất của đảng Dân Chủ nhiều hơn. Đó là cái giá phải trả đối với đảng cầm quyền hành pháp muốn cho được việc khi đảng đối lập nắm được một phần lập pháp và muốn mọi việc cứ ngỗn ngang, bề bộn để cho người ta có thể vấp ngã khi muốn đi tới.

 Thế nhưng trời vẫn cứ sập, như ai cũng đều có thề đang cảm thấy cơn địa chấn đang diễn ra. Có thể là vì quyết định quá trễ, nước đến sát chân mới nhảy cho nên chẳng biết nhảy đến nơi nào cho an toàn. Có thể phán quyết đã được xác lập trong tiến trình dằng co giữa hai bên mà người ta không biết. Cho nên định chế Standard & Poor chuyên đánh giá điểm tín dụng đã hạ thấp nước Mỹ từ điểm ba chữ A nay chỉ còn hai chữ A. Một mặt, đó là một cảnh báo cho các chủ nợ của Mỹ hay những người muốn cho Mỹ vay phải coi chừng - một cảnh báo đương nhiên có tác động tiêu cực đối với thị trường tài chánh nước Mỹ. Nhưng lời cảnh báo khác còn nguy hiểm hơn vì dành cho nước Mỹ: chính phủ Mỹ và cơ chế chính trị trong đó chính phủ Mỹ hoạt động là chẳng đáng tin cậy chút nào, không chỉ trong vai trò lãnh đạo thế giới, mà cả trong việc xây dựng cho một thế giới quang đãng hơn. Cách giải quyết khủng hoảng nợ của Mỹ đã tồi, sự đôi co nhỏ mọn thiển cận một cách thiếu văn minh (lack of civility) càng làm cho nước Mỹ “đáng tuyệt vọng” hơn nữa. Báo chí đã tồng kết những chữ sau đây của người dân khi nói về những nguòi dân biểu và thượng nghị sĩ của mình: “ridiculous” (lố bịch), “disgusting” (đáng tởm), “stupid” (ngu xuẩn) “terrible” (khủng khiềp), “childish” (ấu trĩ), “spoiled” (hư hỏng), “messy” (lung tung), “crazy” (điên rồ), “poor” (nghèo nàn), “opportunistic” (cơ hội), “sucks” (bựa)… Chỉ có điều những người này do người dân bầu ra, và các cơ chế, định chế chính trị này cũng “của dân, do dân, vì dân”. Phải chăng vì thế mà người dân phải ngậm bồ hòn làm ngọt. Hay phải chờ đợi đến bầu cử sang năm để cho người ta thấy cơn giận đến phát điên của mình, cho dù có thề tránh vỏ dưa ngưòi ta cũng sẽ chỉ gặp vỏ dừa, còn đau hơn nữa. Và diễn tiến điên loạn của thị trường chứng khoán trong ngày thứ hai đầu tuần này đã nhắc nhở nguòi ta một điều: một khi sự hồn nhiên, vô tội đã chết, người ta sẽ phải sống mãi mãi trong sự dày vò của một thời đã mất và những cơ hội bị bỏ lỡ.

 Và bỗng nhiên câu chuyện bên nước Anh làm cho tâm trạng của chúng ta ở đây nhuốm thêm những lo nghĩ mới. Hay đúng hơn, làm cho chúng ta chợt nhận ra những lo nghĩ chúng ta vẫn có, có thề đã chưa tới.

 Từ thứ bảy đến hôm thứ tư, năm ngày đã trải qua, nước Anh đã không yên, thành phố nào cũng dậy sóng. Câu chuyện bạo loạn nổ ra tưởng như có lý do chính đáng, chẳng phải là chuyện “nổi loạn vô cớ” của tuổi trẻ mà chúng ta một thời đã từng biết qua hai nhân vật thần tượng James Dean và Natalie Wood, nhưng nghiên cứu cho kỹ lại là chuyện khá tầm phào, vô lý đến mức chẳng hiểu được, và nguy hiểm ở chỗ có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào trong thời này. Mark Duggan, 29 tuổi, là một người “thiều số” (da đen) sống ở Tottenham, phía bắc Luân Đôn, nơi có đội banh khá nổi tiếng Hotspurs. Đây là một xóm lao động nghèo của người “thiểu số”, một khối dân vẫn đe dọa nghiêm trọng xã hội an lạc của nước Anh. Đối với cành sát, Duggan là một phần từ băng đảng và buôn bán ma túy bị theo dõi từ lâu. Đối với thân nhân, Duggan là ngưòi chăm lo gia đình và không bao giờ muốn kiếm chuyện với cảnh sát. Cả hai bên cảnh sát và gia đình đều đúng. Có chăm lo “làm ăn” mới có tiếng tốt trong gia đình. Làm ăn kiểu đó, ai muốn đụng với cảnh sát. Ngay chính hôn thê của Duggan cũng nói cành sát biết anh ta từ lâu và anh ta từng bị bắt giữ đề điều tra. Có nhiều chứng cớ trên mạng cho thấy Duggan dính líu đến “Băng đảng Ngôi sao” (Star Gang) là một nhóm tội ác của người da đen nổi tiếng trong khu vực. Vào thời điềm cảnh sát bắn chết anh ta hôm thứ năm 4-8, Duggan đang bị điều tra trong một vụ án liên quan đến đến súng ống trong cộng đồng nguòi da đen.

 Anh ta có súng trong nguòi hay chăng, và có nổ súng khi cành sát định bắt anh ta hay chăng, người ta đang còn điều tra mà kết luận ban đầu có thể là cảnh sát đã sử dụng bạo lực quá sớm và quá đáng, có lẽ vì “uy danh’ của Duggan quá lớn cho nên cành sát phải theo chủ trương “Thà ta phụ người còn hơn đề người phụ ta” của Tào Mạnh Đưc.

 Và từ đó, cộng đồng da đen ở Tottenham đã phản ứng, rồi ở những khu vực khác ở Luân Đôn những người “tea party” của Anh cũng nhảy vào ăn có. Và không chỉ ở Luân Đôn, nhiếu thành phố khác cũng có phong trào “đồng khởi” này, như Manchester, Liverpool, Birmingham, Nottingham, Salford. Nếu ngưòi da đen xuống đường biểu tình một cách hòa bình như ông Martin Luther King vì “Tôi có một giấc mơ” thì đó là một quyền dân chủ, tự do phải tôn trọng. Nếu người da trắng cũng tham gia xuống đường, thì đó là một biểu lộ tinh thấn đoàn kết chùng tộc đáng ca ngợi, cho thấy vấn đề công lý và công bằng xã hội là không của riêng một chủng tộc nào càm thấy bị áp bức, mà của tất cả mọi nguòi cùng chung lý tưởng xây dựng một xã hội tốt đẹp. Tuy nhiên, đây là những cuộc “xuống đường” bạo động với ý định tội phạm, phá phách, ăn cắp, ăn cướp, lạm dụng. Những nguòi gây rối và cướp giật đã cố tính đập phá các cửa tiệm và ăn cắp hàng hóa tại những cơ sở thương mại này. Họ đốt nhà, đốt xe, đập gảy những bảng chỉ dẫn giao thông trên đường phố. Khi thấy dược “sức mạnh vô song” của “quần chúng”, ước tính lực lượng cành sát địa phương quá ô hợp, những phần tử gây rối này càng tăng cường hoạt động, “mở rộng ảnh hưởng” trên kháp miền quanh Luân Đôn. Câu chuyện đâm ra buồn cười: chỉ vì cái chết “tử đạo” của một phần tử bất hảo trong tận đáy xã hội, mả thượng tầng của nước Anh xây dựng từ ngàn đời này bỗng rung rinh như trời sập. Biết vậy, cứ để yên cho những phần tử tội phạm có lẽ đất nước được yên hơn chăng?

 Thủ tướng Anh đang công du ở châu Âu đã phải lật đật trở về Luân Đôn. Quốc Hội đang nghỉ xả hơi cũng lật đât nhóm lại. Chẳng phải là tình trạng “nội chiến”, nhưng Thủ tướng David Cameron đã huy động toàn bộ lực lượng cảnh sát chống bạo loạn tập trung đánh vào những điềm nóng, trong chiến dịch ông gọi là “phản công” (fightback). Ông nói rằng phải tái lập trật tự bằng bất cứ mọi giá, và các vòi rồng phun nước sẽ được huy động để tấn công vào những nguòi gây rối bất cứ thời điềm nào. Ông nhấn mạnh cành sát có quyền dùng bất cứ chiến thuật nào đề kiềm soát tình hình, ngay cả việc dùng bạo lực bằng dùi cui. “Chúng ta sẽ không cho phép một thứ văn hóa gây sợ hãi hoành hành trên đường phố chúng ta” . Ông cũng nói: “Chúng ta đã thấy tình hình tồi tệ nhất ở nước Anh. Nhưng tôi cũng tin rằng chúng ta đã thấy một số điều tốt đẹp vô cùng của nước Anh – hàng triệu người đã ký tên trên facebook ủng hộ cảnh sát, họ tập họp lại trong công tác thanh lọc này”.

 Hàng ngàn người đã bị bắt giữ và bị truy tố trên khắp nước Anh. Đây đúng là một biến cố chưa hề có trong lịch sử nước Anh, và chưa bao giờ thử thách cho ngành tư pháp của nước này lớn đến mức này. Vấn đề là ở chỗ những đám đông này rất không giống những biểu tình chính trị với những đòi hỏi rõ ràng, như chống những biện pháp khác khổ, đòi bảo hiểm y tế…Đây là những đám đông “chạy chứ không đi”, phân tán nhanh, tập hợp lẹ, chơi chiến thuật du kích để làm phân tán mỏng lực lượng trấn áp. Vòi rồng sẽ có thể vô ích. Dùi cui cũng có thể vô ích nếu những kẻ gây rối tránh “giao tranh”. Và biến cố này đã tức thì làm cho chính phủ Anh phải xét lại dự tính cắt giảm lực lượng cành sát vì lý do ngân sách.

 Điều nổi bật mà chúng ta có thể nhận ra qua theo dõi tình hình của nhiều nước châu Âu là thái dộ chống xã hội và sự sẵn sàng phạm tội ác và gây rối của lớp trẻ ngày nay, không chỉ là lớp trẻ của những cộng đồng thiểu số, trước tình trạng giáo dục, kinh tế và xã hội ngày nay - đặc biêt là khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu có tính cách lan rộng, kéo dài và chưa có giải pháp chắc chắn. Những vụ xuống đường gây rối này chắc chắn chẳng phải là trường hợp của những kẻ nổi loạn vô cớ, nhưng cũng chẳng phải là biểu tình chính trị chống chính phủ.

 Sự thực là thế hệ trẻ đang có vấn đề. Hay đang đứng trước nhiều vấn đề. Người ta không còn mấy tin tưởng ở giáo dục như một “giấy thông hành” vào đời. Cơ hội giáo dục khó khăn không chỉ vì phí tổn, mà còn vì những cưỡng chế trong điều kiện gia đình. Học cái gì, học để làm gì là những câu hỏi không thể đương nhiên có giải đáp. Và giải đáp không có từ một khung canh kinh tế với tỷ lệ thất nghiệp không kềm chế được, và ưu tiên dường như chỉ dành cho người có kinh nghiệm hơn kẻ mới bước vào nghề, chấp nhận tiền công thợ hơn mức lương thầy. Khi học xong trung học, xong đại học chỉ để nằm nhà, nhìn lên tường với bằng cấp và mũ mạo cân đai treo lên một cách vô duyên và cham chọc, thì đương nhiên nguòi ta dễ giận, dễ hận. Giận thế thái nhân tình. Hận đời đen bạc. Đi xâm vào tay, vào đùi cũng chẳng giải quyết được gì, chỉ có một lối giải tỏa những ức chế là xuống đường để dằn mặt cuộc đời. Bởi thế không chỉ ở Anh. Chúng ta cũng đã thấy ở Ý, ở Pháp, ở Tây Ban Nha, ở Đức, ở Hy Lạp,… sự cuồng nộ của tuổi trẻ.

 Nhìn đền chuyên bên nước Anh, hay bên kia bờ Đại Tây Dương, nhiều khi nguòi ta giật mình cứ tưởng như chuyện bên nước Mỹ. Chuyện đã đến hay đang đến hay chưa đến? Dù sao đi nữa, trông nguòi cũng dễ nghĩ đến ta!

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 40339)
Ca khúc được sáng tác ngay vào ngày 25 tháng 12 năm 1818, tại Nhà thờ Thánh Nicholas (Nicola-Kirche) ở Obendorf thuộc nước Áo.
20 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 45081)
THỜI GIAN NHƯ TÊN BẮN TÓC XANH XƯA - BẠC MẦU CÂY THỤ NHÂN CÒN GỐC LẼ NÀO KHÔNG GẶP NHAU?!
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468