Trước Trận Chiến Io-War (Hoàng Ngọc Nguyên)

31 Tháng Mười Hai 201112:00 SA(Xem: 25110)
Trước Trận Chiến Io-War (Hoàng Ngọc Nguyên)


TRƯỚC TRẬN CHIẾN IO-WAR


Hoàng Ngọc Nguyên

image001_35-content 

 

Trong dịp cuối năm tương đối thanh thản, người ta khó tránh được chuyện tò mò về cuộc bầu cử sơ bộ (caucus) của đảng Cộng Hòa tổ chức ngày 3-1 tại Iowa. Trước đây, vòng sơ bộ này được ngưòi ta xem là rất quan trọng, bởi lẽ hầu như ứng cử viên tổng thống nào của đảng Cộng Hòa đắc thắng ở vòng sơ bộ đầu tiên này cuối cùng cũng được đề cử đại diện đảng trong cuộc bầu cử tổng thống. Trong những kỳ bầu cử gần đây, điều này không được chứng nghiệm, bởi một lẽ đương nhiên một tiều bang “đất không rộng, người không đông”, nổi tiếng cực kỳ bào thủ làm sao có thể tiêu biểu được cho đảng Cộng Hòa - đừng nói đến phản ảnh sự lựa chọn của nước Mỹ. Thế nhưng người ta vẫn phài đề ý đến nó, không chỉ là vì nó đi tiên phong trong hàng loạt bầu cử sơ bộ của đảng Cộng Hòa, mà còn vì vòng sơ bộ Iowa cho người ta thấy rõ nhất sự tìm kiếm, chọn lựa của thế lực bào thủ, giáo điều hữu khuynh trong đảng Cộng Hòa. Và năm nay đúng là một năm thú vị khi theo dõi sự chọn lựa này, bởi vì người ta hiều rằng người Cộng Hòa đã đặc biệt khốn khổ chật vật trong bảy, tám tháng qua, cứ thử ngưòi này ngưòi nọ, thay người còn hơn thay áo. Người ta tưởng họ đã có sẵn ông Mittt Romney, cựu thống đốc của tiểu bang Masachusetts là nhân vật hàng đầu của đảng thì sẽ sẵn sàng kết với ông. Thế nhưng, những người bảo thủ Cộng Hòa này hóa ra chẳng “bảo thủ” tí nào cả, họ ra đường vẫn cứ nháo nhác mhìn người này người nọ mong chờ mặc may kiếm ra được “ý trung nhân” thực sự, để xem ai có thề thay thế được người bạn đời mình chưa hẳn tìn và chưa có hôn thú hay không. Người ta mon men từ bà Bachmann (dân biều tiểu bang Minnesota), đến ông Thống đốc Texas Rick Perry, rồi chuyển qua nhà kinh doanh pizza Godfather Herman Cain, nhưng liệu không ôm nổi cái quá khứ nặng chĩu của ông vẫn còn bị mấy bà đeo đuổi đòi nợ cho đến ngày nay, cho nên chuyển qua ông cựu chủ tịch Hạ Viện Newt Gingrich (dù không hẳn) ông này nhẹ gánh hơn ông Cain), và sau ông Gingrich, nhìn quanh quần họ thấy chỉ còn dân biểu Ron Paul của tiểu bang Texas, 76 tuổi, con người nổi tiếng vì lập trường “libertarian” lạ lẩm khó tin của ông: chống người da đen, chống di dân, chống người Do Thái, chống sự can thiệp của Mỹ vào những cuộc chiến bên ngoài, chống mở rộng chính quyền liên bang, chống thuế khóa…

 Trong ngày đầu tuần này, người ta ghi nhận cuộc ngưng bắn trong dịp lễ Giáng Sinh của những ứng cử viên Cộng Hòa đã chấm dứt, và bởi vì trận chiến Iowa chỉ còn một tuần nữa, chưa nói đến hàng loạt trận địa khác sau đó (New Hampshire, Souh Carolina, Florida…), cho nên ngưòi ta bắt đầu chơi nhau tới tấp, theo chủ trương “tiên hạ thủ vi cường” (ai đánh trước làm cha). Một đặc điềm của giai đoạn vận động tiền sơ bộ: các ứng cử viên không còn cần đóng kịch, giữ thái độ lịch sự, tích cực, xây dựng, nói về mình nữa, mà chuyển qua giai đoạn chiến thuật công kích đối phương, tiêu cực, chỉ trích. Một đặc điểm khác: bởi vì cuộc vận động hiện nay nhằm vàoviệc tranh giành “hearts and minds” (trái tim và khối óc) của người Cộng Hòa ở tiểu bang bảo thủ này, cho nên người ta phê bình nhau chỉ nhằm vào một điểm: đối phương là một nhân vật “bảo thủ dzởm”, bảo thủ chưa đúng mức, bảo thù không đáng tin…

 Vào ngày đầu tuần, CNN đưa ra một hồ sơ khá chi tiết cho thấy mức độ đáng tin của ông Gingrich, ngưòi nổi tiếng về nhiều chuyện tai tiếng, nhưng nồi bật nhất là chuyện hơn người, có được đến ba bà vợ nhờ liên tục theo chủ trương “sống là tìm kiếm”, phản bội ngưòi “đương nhiệm” để lấy điểm với người tương lai. Ông liên tục “quảng cáo” là bà vợ đầu tiên xin ly dị ông, không phải ông xin ly dị với bà. Nhưng trong hồ sơ tòa án mà CNN phanh phui, thì chính Gingrich có “sáng kiến” ly dị, vì vào lúc đó ông đã lỡ cam kết với người ông sẽ cưới làm bà vợ thứ hai cho nên cứ nằng nạc đòi ly dị bà vợ đầu khi bà đang nằm trong nhà thương chờ giải phẫu ung thư tử cung. Sau đó, mặc dù khá giả, nhưng Gingrich tìm cách trốn tránh nghĩa vụ phải chu cấp cho bà vợ ông đã ly dị cùng con chung của hai người nay đang do bà vợ đầu được quyền nuôi dưỡng. Với Gingrich, cho dù ông nói năng hay ho thế mấy và cứ đoan chắc Chúa đã “bỏ qua” cho ông vì ông đả đổi đạo cách đây hai năm, thắc mắc của cử tri vẫn là: nếu vợ con của ông cứ sống nơm nớp trong lo sợ bị ông phản bội, thì làm sao ngưòi dân, vốn chằng có quan hệ gì cả với ông, làm sao sống yên tâm, hạnh phúc với ông.

 Ông Romney mặc dù bị tố cáo đã bán đứng giới công nhân khi đã giài quyết sự bế tắc trong quản lý một số công ty trước đây ông làm chủ bằng cách đóng cửa hàng loạt nhà máy và làm hàng ngàn công nhân thất nghiệp, ngược với điều ông vẫn tự khoe là có sách lược tạo công ăn việc làm cho người thất nghiệp vì suy thoái, ơng vẫn yên tâm trước Iowa bằng cách cứ đưa ra hình ảnh ông âu yếm với vợ và gọi bà là “Honey” (cưng ơi). Được xem là hàng đầu ở Iowa còn là ông Ron Paul, bởi vì ông đã có thành tích bảo thủ “siêu đẳng”. Nhưng ngay trong mùa Giáng Sinh, người ta đề cập đến một băng video cách đây 16 năm, trong đó ông Paul giáo dục những khách hàng đầu tư của ông bằng những quan điềm được mô tả “kỳ thị da đen, chống người Do Thái, chống người đồng tính”, “phủ nhận hoàn toàn hệ thống tiền tệ, tài chánh quốc tế hiện nay” và “kêu gọi trở lại chế độ kim bản vị” đã từ lâu không thề tồn tại được trong thời đại hội nhập toàn cầu hiện nay!!!

 Chẳng dễ gì hiểu và phân tích tại sao người ta có thể biết được từng chi tiết trong đời sống và quan điểm, năng lực và trình độ, của các ứng cử viên, nhưng những người đứng đầu trong thăm dò tại Iowa vẫn là các ông Ron Paul, Romney, Gingrich… Nhưng Iowa không phải là tất cả, và không chỉ trong cuộc bầu cừ sơ bộ Iowa mà cả toàn bộ vòng sơ bộ này làm cho người ta lại đứng trước câu hỏi: cử tri Cộng Hòa chọn lựa ứng cử viên của mình theo tiêu chuẩn nao? 

 Theo một thăm dò dư luận được tổ hợp CNN/ORC thực hiện và công bố kết quả một ngày trước lễ Giáng Sinh, thì mối lo hàng đầu của công chúng vẫn là nền kinh tế đang bấp bênh hồi phục, và có đến hơn một nửa vẫn xem thất nghiệp là vấn đề quan trọng nhất liên quan đến nền kinh tế. Chỉ có ba trong mười người cho rằng tình hình đất nước tốt đẹp và 70% nói rằng những vấn đề kinh tế vẫn còn là những ưu tiên chính yếu của đất nước này trong mủa lễ năm này. Thiếu hụt ngân sách, đề tài số 1 của những nhà lập pháp Cộng Hòa, chỉ giành được tỷ lệ 16% khi người ta được hỏi vấn đề số một của đất nước là gì. Khi đươc hỏi vấn đề kinh tế gì lớn nhất chính phủ phải giài quyết, đến 51% chọn thất nghiệp, trong khi chỉ có 27% chỉ đến nạn thiếu hụt ngân sách. Cũng đáng để ý là chỉ có 7% số người được hỏi cho rằng thuế là vấn đề kinh tế quan trọng nhất.

 Từ thăm dò này, với những kết quả chằng đáng gây ngạc nhiên tí nào, vẫn nổi bật là sự “lạc đề” của những dân biểu Cộng Hòa tại Hạ Viện chỉ nhắm vào chuyện “cắt giảm thiếu hụt ngân sách” và chống tăng thuế cho người giàu để có thể có điều kiện tạo ra công ăn việc làm nhằm chống nạn thất nghiệp. Tuy nhiên, câu hỏi vẫn đáng đặt ra bấy lâu nay cho những người phân tích, nghiên cứu chính trị là liệu cử tri Mỹ nói chung, và trước mắt là cử tri Cộng Hòa nói riêng nay đang đứng trước trách nhiệm lớn lao tại các vòng sơ bộ tìm người đại diện cho đảng ra tranh cử tồng thống, sẽ có quyết định của mình dựa trên những tiêu chuẩn gì đây? Phải chăng họ sẽ đánh giá ai là người có khả năng nhất giái quyết những vấn đề kinh tế của đất nước để ủng hộ ngưòi đó? Trả lời đơn giản cho câu hỏi này là không! Theo một chuyên gia kinh tế nhận định trên CNN, dường như chẳng có ứng cử viên nào của đàng Cộng Hòa đã học quá chương trình kinh tế học nhập môn Economics 101 - nghĩa là người náo cũng chỉ hiểu biết lơ mơ, đại khái những ý niệm về microeconomics (kinh tế học vi mô) , macroeconomics (kinh tế học vĩ mô – hay đại tượng), nhưng đi vào phân tích và diễn đạt chúng thành một hệ thống toàn bộ những chính sách kinh tế tài chánh thì là một đòi hỏi quá sức đối với họ. Đó là điều dễ hiểu với những người như bà dân biểu Michele Bachmann, ông pizza Herman Cain, Thống đốc thú y Rick Perry, và cựu Thượng nghị sĩ rớt dài Rick Santorum… Chẳng thế mà người ta vẫn cứ than phiền rằng năm nay người Cộng Hòa ra đông mà không mạnh. Chẳng có nhân vật nào có tầm cỡ lãnh đạo. Cho nên, xét về mặt tư tưởng kinh tế, các ông đang dẫn đầu như cựu Thống đốc Mitt Romney, cựu Chủ tịch hạ Viện Newt Gingirch, hay dân biểu Texas Ron Paul cũng chỉ làng nhàng giáo điều chủ nghĩa, chỉ giỏi hô khẩu hiệu như nhau.

 Như vậy ngưòi ta sẽ chọn ứng cử viên theo những tiêu chuẩn nào? Nói chung, có một tiêu chuẩn tồng quát và một tiêu chuẩn cụ thể. Tổng quát: liệu có tin được ứng cử viên này như một ngưòi Cộng Hòa bảo thù thuần thành, chân chính, không chao đảo, không cơ hội hay không. Tiêu chuẩn này quá khó, bởi vì làm chính trị mà không cơ hội chủ nghĩa thì làm sao làm được, làm sao lấy phiếu của những ngưòi mình muốn lừa gạt (Romney, Gingrich, Perry… đều bị tiếng đời này) cho nên người ta phải đi đến kết luận là cần có một tiêu chuẩn cụ thể. Nói cho cùng, cử tri trước hết xét về “niềm tin vào Thượng Đế” của cử tri (tức là ứng cử viên phải tin là “có trời” sắp đặt cả) – mà Thượng Đế, đối với đa số người Mỹ theo đạo Thiên Chúa La Mã và Tin Lành, là Đức Chúa Trời.

 Theo một thăm dò toàn quốc của tờ Salt Lake Tribune, “tín ngưỡng là điều quan trọng khi cử tri lựa chọn ứng cử viên”. “Cử tri Mỹ thuộc hai đảng lớn muốn ứng cử viên tổng thống của họ tin ở Thượng Đế và đa số lớn cũng nghĩ họ cần có một tổng thống là người “Christian” (người tin ở Chúa Trời, có thể đi đạo Công giáo hay các hệ phái Tin Lành). Đến 86% những người sẽ là cử tri nói rằng việc những ứng cử viên tồng thống tin vào Thượng Đế là điều “rất quan trọng” hay “phần nào quan trọng” đối với họ, và 70% sẽ xem ứng cử viên đi đạo nào để xem có ủng hộ ứng cử viên này hay không. Trong cả hai trường hợp, ngưòi Cộng Hòa vốn bảo thủ xem ra đặt nặng vấn đề này hơn ngưòi Dân Chủ vốn cấp tiến, cho dù đa số người Dân Chủ cũng muốn ứng cử viên của họ là người “có tôn giáo” (religious). Nhóm từ “có tôn giáo”, hay “có tin ngưỡng” này, thực ra, phần lớn, có ý nghĩa là “có đạo” – Thiên Chúa La Mã hay Tin Lành. Tóm lại, những người theo đạo Phật, đạo Hồi, đạo Ấn Độ, đạo Bà-Hai, đạo Sikh… thường không được xem là “có đạo” trong suy nghĩ đơn giản, bình thường của những ngưòi “có đạo” với trình độ “trung bình”, có nghĩa là những người chưa “trở lại đạo” này đừng hòng có một chỗ đứng trong con tim của những cử tri vốn đi đạo Chúa, mà khối người theo đạo Chúa này, nói chung, lên đến 75-80% dân số Mỹ. Ngoài ra, có đến ít nhất là 10% ngưòi Mỹ nói rằng họ chẳng thuộc tôn giáo nào cả. Điều này cũng có nghĩa là chỉ có tối đa 10%, hay khoảng 30 triệu người, đang ở Mỹ thuộc về các tôn giáo khác,.,

 Trong vấn đề tôn giáo này phảng phất một não trạng kỳ thị tín ngưỡng, và trong kỳ thị tôn giáo cũng không tránh được sự vướng vất, dính líu của kỳ thị chủng tộc! Chẳng cần nói, phần lớn những ngưòi đi đạo Thiên Chúa hay Tin Lành là người da trắng, nếu không là người da trắng thì cũng là những thành phần cải đạo được một vài đời để dễ được “hội nhập” vào Mỹ. Nhưng ngay trong khối Thiên Chúa và Tin Lành này, cũng có sự phân biệt nặng nề giữa giáo phái này, giáo phái nọ. Nếu không thì hai ông Romney và Jon Huntsman đã không khổ sở, hồi hộp, bị trủ ếm như thế. Cũng theo thăm dò của tờ Salt Lake Tribune, xuất bản từ kinh đô thánh địa của đạo Mormon, còn có tên là The Church of Jesus Christ of Latter Day Saints, thì “hơn 40% người Mỹ cảm thấy không thoải mái khi có một ông tồng thống Mormon”. Mà “người Mỹ” nói ở đây là ai? Bài báo của tờ báo này nói còn rõ hơn: “gần một nửa số ngưòi da trắng theo đạo Tin Lành chính thống – là một thành phần nhân khẩu chủ yếu trong những cuộc bầu cừ sơ bộ của đảng Cộng Hòa – không tin rằng đạo Mormon là một tin ngưỡng của Thiên Chúa”, và có đến hai phần ba ngưòi lớn cho rằng đạo LDS này ‘phần nào’ hay là ‘rất’ khác biệt với đạo của họ”. Một kết luận cũng đáng rợn ngưòi là ngưòi Cộng Hòa theo đạo Thiên Chúa và Tin Lành càng biết ông Mitt Romney là ngưòi Mormon, thì tỷ lệ ủng hộ của họ đối với ông càng đi xuống. Trong thăm dò mới nhất của Hội đồng Tôn giáo Nước Mỹ, chỉ có 52% người My đi đạo Thiên Chúa và Tin Lành xem Mormon là ngưòi “có cùng nguồn gốc” với mình.

 Đó là nguyên nhân sâu xa khiến cho ông Mitt Romney là một ứng cử viên luôn luôn có điều kiện ắt có nhưng chẳng bao giờ có được điều kiện đủ để là một ứng cử viên của đàng Cộng Hòa. Sở dĩ từ đầu mùa tới nay ông vẫn cứ ở trên đầu trên cổ thiên hạ (bảy tám ngưòi khác ra ứng cử như ông) là bởi vì ông có dáng dấp nhất, tư cách nhất, có thề trình độ, kiến thức, kinh nghiệm nhất để làm tổng thống Mỹ. Đó là điều kiện ắt có. Thế nhưng ngưòi ta vẫn cứ muốn lật ông xuống hoài, trong năm nay, như ngưòi ta đã lật ông xuống trong năm 2008 đề đưa ông John McCain lên, là vì ông thiếu điều kiện đủ: người “có đạo”. Nguòi ta vẫn quen xem Mormon là “dị giáo”.

 Giáo sư nổi tiếng về luân lý Thiên Chúa (Christian ethics) tại Mercer University ở Georgia, Tiến sĩ David Gushee, đã viết trên tờ USA Today trong bài có tựa “Christian politics create unholy alliances” (Chính trị Thiên chúa tạo ra những liên minh không thánh thiện): “Người ta lại làm như thế. Những ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa đang chạy theo lá phiếu của những người theo đạo Chúa bảo thủ. Những nhà tồ chức chính trị của các tổ chức đạo Chúa đang tìm cách thu hút sự quan tâm của những ứng cử viên Cộng Hòa… Thêm một lần nữa, một cuộc bầu cử tổng thống trở thành một cuộc thi đua về lòng mộ đạo. Là một người Mỹ và cũng là một người theo đạo Chúa thuẩn thành, tôi chằng thể chịu đựng cơn ác mộng này lan tràn khắp nơi. Nó là điều tệ hại cho nước Mỹ. Nó là điều tệ hại cho tín ngưỡng Thiên Chúa” – lối sống tín ngưỡng của bộ lạc này. Rốt cuộc, trong cuộc bầu cử sơ bộ sắp tới, có thể người ta sẽ suy gẫm được điều này: hoặc là người ta phải quên đi giáo điều “ắt có và đủ” của mình và đưa ông Romney lên; hoặc người ta vẫn tuân thủ nguyên tắc bất di bất dịch: bất cứ ai miễn không phải là Romney (anyone but Romney), và đưa một nhân vật dị hợm nào đó lên. Mà trong các người trên đường chạy của đảng Cộng Hòa hiện nay, thiếu gì những người dị hợm dù không dị giáo đang đắc chí: Bachmann, Gingirch, Perry, Paul... 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Giêng 2023(Xem: 2905)
"Cách đây hơn 50 năm, chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Lyndon Baines Johnson tuyên bố "súng là công cụ chính gây nên cái chết của giới tội phạm Mỹ" và nói rằng vấn đề này "chính là kết quả từ thái độ bình thường của nền văn hóa chúng ta đối với súng đạn và di sản công dân được trang bị vũ khí, tự bảo vệ mình".
03 Tháng Mười Một 2022(Xem: 3054)
"Bắt đầu từ cuộc bầu cử tổng thống năm 2000, báo đài ở Mỹ bắt đầu sử dụng hai màu xanh và đỏ để phân biệt ảnh hưởng của hai đảng tại các tiểu bang."
14 Tháng Mười 2022(Xem: 3694)
"Trước khi chết, Sarina Esmailzadeh, 16 tuổi, nói rằng thế hệ của cô muốn sống như những người trẻ ở New York"
12 Tháng Mười 2022(Xem: 3586)
"Vụ nữ đại gia Trương Mỹ Lan, chủ nhân tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bị bắt trong một vụ án kinh tế sẽ là bước đầu tiên để khui ra và ‘đốt lò’ các vị tai to mặt lớn từ đương chức đến đã nghỉ hưu, theo nhận định của nhiều nhà quan sát ở Việt Nam."
10 Tháng Mười 2022(Xem: 3422)
"Một cuốn sách của hai tác giả Phương Tây nêu ra ba lý do khiến nền tảng quyền lực của Đảng Cộng sản và Nhà nước XHCN ở Việt Nam rất bền vững."
17 Tháng Chín 2022(Xem: 3244)
"Giờ đây, tuy vẫn làm chủ cuộc chơi, nhưng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với nhiều đợt sóng ngầm trong nội bộ. “Bộ Tam” về tổng thể, tuy không còn cố kết với nhau như cách đây mấy tháng. Các chân ghế của “Bộ Tam” cũng đang lần lượt bị rung lắc dữ dội."
13 Tháng Chín 2022(Xem: 3006)
"Nhiều sự kiện thời sự khiến tiểu nhân chợt nhớ Nguyễn Công Hoan (1903 – 1977) và “Người ngựa, ngựa người” - truyện ngắn khoảng 3.000 chữ, viết đầu thập niên 1930, lúc Việt Nam còn thuộc Pháp, kể lại đêm giao thừa của một người phu kéo xe - của cụ (1)..."
08 Tháng Chín 2022(Xem: 2917)
"Năm 1904, Halford John Mackinder – nhà địa lý học người Anh – từng nói: « Ai thống trị được "Heartland" thì chỉ huy cả thế giới »... Hơn một thế kỷ sau, cuộc chiến giành « Heartland » giữa Mỹ và Trung Quốc diễn ra gay gắt hơn bao giờ hết."
12 Tháng Tám 2022(Xem: 3152)
“Không có ai được quyền đứng trên luật pháp ở đất nước này”, ông Merrick Garland, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã nói như thế vào ngày 20/7, khi được các phóng viên hỏi."
07 Tháng Bảy 2022(Xem: 3170)
"Nhan đề trang bìa nhiều báo tập trung vào các hiểm họa hàng đầu với thế giới đương đại. Courrier International nói về nạn đói đe dọa các quốc gia nghèo nhất với việc Nga sử dụng "vũ khí lúa mì". L’Express ám ảnh bởi nỗi lo sợ "bội chi ngân sách công" không sớm thì muộn dẫn đến thảm họa."
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468