He'll Be Missed! (Hoàng Ngọc Nguyên)

20 Tháng Mười Hai 201112:00 SA(Xem: 24617)
He'll Be Missed! (Hoàng Ngọc Nguyên)


HE’LL BE MISSED!

Hoàng Ngọc Nguyên

 

image001_34-content 

 

Mô tả một cách tóm gọn, người ta vẫn xem Bắc Triều Tiên như là một nước điên rồ, nguy hiểm, và “lãnh tụ kính yêu” Kim Jong Il (Kim Chính Nhật) như là một con người cực kỳ điên rồ, nguy hiểm. Người điên lúc nào cũng nguy hiểm, nhất là khi người đó có quyền lực trong tay. Một nước trong tay một ngưòi điên rồ, nguy hiểm đương nhiên phải trở thành một nước điên rồ, nguy hiểm. Không điên rồ, nguy hiểm sao được khi người dân từ năm này qua năm khác, năm nào cũng như năm Ất Dậu 1945 ở miền bắc nước Việt Nam, ngưòi dân sống thiếu thốn cơm không có mà ăn, áo không có mà mặc, nhưng lại trở thành một nước có vũ khí hạt nhân để de dọa nguòi khác hòng bắt bí người ta phải thí cho mình lương thực cứu đói. Không điên rồ nguy hiểm sao cho được khi luôn luôn người ta có cảm tưởng chiến tranh Triều Tiên thứ hai sẽ bùng nổ đến nơi và những nước chung quanh đều có thể bị thiệt hại nghiêm trọng bởi những trái bom của Bắc Triều Tiên thủ sẵn trong kho bao lâu nay, hậu quả còn ghê gớm hơn cuộc chiến tranh thứ nhất từ năm 1949-1951. 

 Thực ra, không phải đợi đến khi Kim Chính Nhật lên ngôi báu người ta mới thấy sợ Bắc Triều Tiên. Trong thời kỳ cha ông còn là chủ nhân ở Bình Nhưỡng, Bắc Triều Tiên là một trong những thế lực khủng bố quốc tế hiếm hoi trên quốc tế, là bài học đáng giá cho những thế lực Hổi giáo như Al Qaeda, Hezzbollah… về sau nay. Từ lâu, Bắc Triều Tiên vẫn có chủ trương “Thà làm cho ngưòi kinh sợ tránh xa còn hơn mọi người nể”. Giết người, bắt cóc, khủng bố, làm tiền Hàn kiều ở nước ngoài, buôn lậu ma túy, vũ khí… Bình Nhưỡng đều là bậc thầy của thế giới và từng là sư phụ vĩ đại của Bắc Việt Cộng Sàn trong việc điều khiển kẻ thù là “đế quốc Mỹ” hành động theo ý mình. Tuy nhiên, Kim Chính Nhật vẫn xem cha mình Kim Nhật Thành chưa đủ trưởng thành như mình trong việc phát huy đường lối đối ngoại có tính cách khủng bố với lân bang. Sự thật là Kim Nhật Thành khá bị lu mờ trong cuộc Chiến tranh lạnh hơn 40 năm. Vụ nổi bật duy nhất ta còn có thể nhớ là vụ Bắc Hàn bắt một chiếc tàu của Hải Quân Mỹ USS Pueblo vào tháng giêng năm 1968. Trong 18 năm qua, Kim Jong Il nổi đình nổi đám, thành tích vang dội hơn cha mình nhiều.

 Nhưng “Kim con” nay cũng đã chết – sau gần hai thập niên người ruồi gieo máu lửa. Có ai tránh được đoạn đường đó cho dù có nghĩ mình phi thường đến thế mấy! 

 Kim Jong Il, người “lãnh tụ tối cao” của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên từ năm 1994, thay cha là Kim Nhật Thành, người lãnh đạo Bắc Triều Tiên từ 1948-1994 (gần 46 năm), đã “không còn nữa” vào ngaỳ thứ bảy 17-12 vì bị đứng tim khi đang con ngồi trên xe lửa “đi công chuyện”. Kim Chính Nhật vẫn là người khoái đi xe lửa. Trước hết là vì ông thấy an toàn, không dễ chết vì khủng bố, phá hoại, vì ám sát, vì thời tiết, vì máy móc… như đi máy bay. Quan trọng không kém, xe lửa có nhiều toa. Cho nên, đi chơi những chỗ xa như Moscow hay Bắc Kinh, đi chơi gần như từ thành phố này đến thành phố khác trong nước, bao giờ ông cũng tha hổ mang theo “nữ cán bộ văn công” - như tiết lộ của những nhà tình báo Nga sau này - trước là ông cho những người làm việc với minh một cơ hội đi cho biết đó biết đây. Sau là đề ông có thề giài trí thử sức mạnh, thư giãn trước và sau những giờ phút căng thẳng thử thách của việc nước. Ông còn có tiếng là thích cả rượu (tương đương với dũng sĩ Khiết Đan Tiêu Phong) và phim người lớn của Mỹ. Và ông giải trí trên xe lửa ba thứ cùng một lúc để tiết kiệm thời giờ. Lâu nay nguòi ta vẫn bàn đến chuyện ông đau ốm kinh niên, chẳng hiểu có phải vì sức ngưòi có hạn, mà xe lửa quá đông nên ông không kham nổi hay không. Đây là những chuyện bí mật quốc phòng, an ninh quốc gia, sẽ chẳng có ai dám tiêt lộ.


 image003_7-content

Bà đại tướng, em Kim Jong Il, cùng chồng nay là quyền nhiếp chính

 

 Ông thua cha ông vừa ở số năm tại vị (17 năm), và ở số tuồi thọ (cha ông mất năm 82 tuổi, ông mới 69 đã bỏ cuộc chơi). Nhưng ông hơn cha về mặt tâm thần cực phát. Chỉ vài năm sau khi ông ở vị trí tối cao trên mọi mặt ở Bắc Trièu Tiên, ông đã nức tiếng là một nguời điên không hẳn điên, hề không hẳn là hề, nhưng nguy hiểm ở chỗ vừa muốn làm người điên vừa muốn làm thằng hề. Đúng là con hơn cha, nhà có phúc, cỉí có người dân vô phúc. Cách ăn mặc của ông chẳng hạn, còn hơn xa Nguyễn Cao Kỳ. Vào năm 1965, Kỳ mặc đồ đại cán cho ra vẻ lãnh tụ cách mạng, nhưng thực ra ông chỉ bắt chước. Kim Chính Nhật ăn mặc rất “original”, rất “unique” - chỉ làm cho người ta vui, không làm người ta sợ. Cái mà ông làm nguòi ta sợ là cứ im ỉm nhưng hành động chẳng ai lường đươc. Nào ai biết trước ngưòi điên nghĩ gì trong đầu, tính gì trong óc.

 Một trong những biểu hiện của người điên là hầu như không có mắt để nhìn, không có đầu đề suy nghĩ. Ngưòi ta bắt đầu thấy ông này điên khi thấy Kim Chính Nhật lên làm lãnh tụ Bình Nhưỡng năm 1994, tức ba năm sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ, khối Cộng Sản Đông Âu, trong đó có nước “Liên Xô vĩ đại”, đã rơi rụng nhanh chóng như một cái nhà xếp bằng những lá bài, thế nhưng Bắc Triều Tiên chẳng tính toán thay đổi gì trong thề chế, hay đúng hơn, thay đổi theo kiểu dựng bức màn sắt càng cao hơn, dày hơn để nội bất xuất, ngoại bất nhập, trong nhìn ra không thấy những thay đổi bên ngoài, ngoài nhìn vào chẳng thấy bên trong chẳng có gì thay đổi. Chẳng trách Bắc Triều Tiên khi chúng ta thấy thái độ “ngoan cường” này càng vững chắc và có tính tập đoàn hơn ở Bắc Kinh và Hà Nội! Thế nhưng, ít nhất Bắc Kinh và Hà Nội người ta ít nhiều đã thấy sự nguy hiểm của chính sách bần cùng hóa nguòi dân cho nên chỉ duy trì chính sách ngu dân nhưng về kinh tế thì chuyển qua “kinh tế thị trưòng có định hướng xã hội chủ nghĩa” – tức là định hướng phục vụ chính sách vơ vét, lũng đoạn tài nguyên quốc gia của tập đoàn cai trị truyền thống.

 Bình Nhưỡng cho rằng mình sáng suốt hơn Trung Quốc, một nước Đại Hán bao nhiêu đời vẫn cho Triều Tiên núp bóng để đổi lấy sự thẩn phục, ở chỗ nhận chân được sự bất trắc, lộng hiểm trong chính sách mở cửa thị trường bất kể gió độc từ bên ngoài đó, cho nên những nhà tư tưởng Bắc Triều Tiên mới sáng chế ra chính sách “tự lập”. Bắc Triều Tiên trong dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập nước Triều Tiên “hiện đại” ngày nay đã biểu dương rầm tộ khả năng tự lập phi thưòng của mình bằng một cuộc diễn binh hùng hổ và phô trương khả năng hạt nhân của mình, Kim chính Nhật nhiều lần nhần mạnh ở chỗ tự đất nướvc xây dụng khả năng chiêến tranh naỳ. Nhưng còn có một nghĩa khác của chính sách “tự lập” này, khi người dân “tự chết đói” chính phủ không cần lo, vì mãi lo huy động sức dân, tài nguyên đất nước dồn vào việc xây dựng tiềm năng hạt nhân. Mặc dù có sự giúp đỡ to lớn của Nam Tri7ềui Tiên và phần nào của quốc tế trong công cuộc “xóa đói giảm nghèo” của Bắc Triều Tiên, báo cáo quốc tế cho thấy dưới thời ông Kim thứ hai này, có đến 2 triệu người ở Bắc Triều Tiên đã chết đói. Thế nhưng người ta cũng nhìn nhận rằng Kim Chính Nhật là nguời chủ trương “giấy rách phải giữ lấy lề”, không phải vì người dân chết đói mà việc gì cũng phải làm, chảng hạn như đưa quân đi dánh Nam Triều Tiên để buộc Bắc Kinh phải nuôi dân Bắc Triều Tiên thay Bình Nhưỡng. Trong sự “tự chế” này của Bắc Triểu Tiên, chẳng thể quên được một yếu tố: họ hiều sức mạnh của Nam Triều Tiên, nhất là một Nam Triều Tiên với lính Mỹ đứng áng ngữ ở Bàn Môn Điêm. Điều này chứng tỏ Bắc Triều Tiên chỉ giả điên, nhưng chẳng điên tí nào.

 Thế nhưng người ta vẫn cho rằng Kim Đệ nhị và Bắc Triều Tiên của ông điên. Sự phát triển chính sách quốc phòng hạt nhân đã phục vụ đắc lực cho chiến thuật ngoại giao của Kim Chính Nhật: đó là du kích chiến ngoại giao, thường trực quấy phá, chẳng bao giờ để người khác yên. Lúc thì bắn súng ra biển, lúc thì nhắm vào mấy đảo xa, ít người ở. Mưa nắng thất thường, khủng bố, de dọa khu vực thường trực. Nhưng người ta cũng ghi nhận thiện chí tiếp xúc, liên lạc, đối thoại giữa Bắc Triều Tiên, Nam Triều Tiên trong hơn mười năm qua. Những nỗ lực tìm kiếm hòa bình qua hội nghị sáu nước Mỹ, Hoa, Nga, Nhật, Bắc và Nam Triều Tiên. Bắc Triều Tiên ngày càng thất thường, lúc thì đùng đùng rút ra khỏi hội nghị, thỉnh thoảng lại hâm lại chuyện đối thoại giữa hai miền… Nam Triều Tiên có phần chắc không mắc vào cái trò chơi đó, nhưng họ rất cần yên ổn để duy trì sự phat triển kinh tế hiện nay. Mặt khác, họ cũng cần tận dụng những cơ hội để duy trì đối thoại, có tính cách chờ thời để “cảm hóa”. Vấn đề căng thẳng ở mặt trận đối ngoại của Bắc Triều Tiên một phần là do sự sợ hãi bên ngoài, một phần là do sợ hãi bên trong. Trong nhiều trường hợp là do tình hinh chính trị nội bộ bên trong gia đình họ Kim. Bởi thế mà cái chết của Kim Chính Nhật làm cho ngưòi ta lo ngại chuyện tranh chấp nội bộ sẽ bùng nồ, đưa đến những hành động mạo hiểm với các nưóc lân bang - theo cách lâu nay người ta vẫn thấy.

 Ngay sau khi cơ quan thông tấn của nhà nước ràng rụa nước mắt thông báo tin ông chết, người ta cũng tức thì tung hô người con thứ ba cua ông, tức đứa út, làm người lãnh tụ kính mến mới. “Chúng ta nay có đồng chí Kim Jong Un, là người thừa kế vĩ đại sự nghiệp cách mạng dựa trên tư tưởng tự lực. Chúng ta phải trung thành tôn phò đồng chí Kim Jong Un đáng kính. Với sự lãnh đạo của đồng chí, chúng ta phải biến đau thương thành sức mạnh và sự dũng cảm, và khắc phục những khó khăn hiện nay và đấu tranh mạnh mẽ cho chiền thắng vĩ đại của cuôc cách mạng tự lực của chúng ta. Nhân dân chúng ta và quân dội cam kết bào vệ sự lãnh đạo của đồng chí Kim Jong Un”. Và như để chứng minh rằng tuy Kim Jong Il đã chết nhưng anh linh điên khùng của ông vẫn còn đủ nguy hiểm, nguòi ta bắn súng đại bác đùng đùng ra ngoài biển và ra lênh báo động, “ứng chiến” cho những đơn vị của quân đội có đến cả triệu lính (đứng hàng thứ năm trên thế giới trong một nước chỉ có chưa đến 24 triệu dân này).

 Bỗng nhiên, người ta hết thấy cái chết của Kim Jong Il là một đáp án của lịch sử và phài đặt lên câu hỏi: cái ông Kim thứ ba này có đủ sức “tiếp bước cha ông” hay chăng. Chẳng phải ngẫu nhiên mà Kim Jong Il từ tháng chín năm ngoái đã phế trưởng lập thứ, chọn đứa con út thứ ba nối dõi tông đường – dưới sự giám sát rùng rợn của cô em gáiKIm Kyong Hui 64 tuổi làm đại tướng trong quân đội, và đàng sau bà đại tướng này là ông chồng vẫn được xem là cánh tay phải của Kim Jong Il: Jang Song Taek. Vị tân vương này chỉ mới hăm bảy, chẳng được xem là người có đủ kiến thức, kinh nghiệm và cà sự đam mê quyền hành, chính trị. Ông ta lên là nhờ cô dượng chọn, gặp khi người cha sức khỏe suy yếu cho nên không quyết định được. Hai người anh của tân vương chắc hẳn phải ít nhiều bất mãn, và mỗi người chắc cũng có được một sự hậu thuẫn của ai đó trong quân đội. Vị tân vương này có đủ bản lĩnh để cai trị nước hay chăng, hay cần có người nhiếp chính? Muốn hay không thì ông dượng và bà cô cũng đã đảm nhận vai trò nhiếp chính này. Mà một nước vừa có vua và có cả nhiếp chính vương thì chắc là không ổn. Một nước bất ồn thường là chuyện riêng của nước đó, nhưng Bắc Triều Tiên mà bất ổn thì chẳng phải là chuyện riêng của Bắc Triều Tiên.

 Bời vậy, mà ngưòi dân ở Bình Nhưỡng đã khóc hết cả nước mắt trước tin “Lãnh tụ kính yêu” qua đời. Người ta khóc khi nghi đến những ngày có thể khủng khiếp hơn nữa trước mắt! Giống như thời xưa người ta khóc khi nghe tin bạo chúa Neron chết.

 Kim Jongm Il, lie in rest! You’ll be missed!

 

Người ta khóc khi nghi đến những ngày có thể khủng khiếp hơn nữa trước mắt! Giống như thời xưa người ta khóc khi nghe tin bạo chúa Neron chết.
 Kim Jongm Il, lie in rest! You’ll be missed!
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Giêng 2023(Xem: 1341)
"Cách đây hơn 50 năm, chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Lyndon Baines Johnson tuyên bố "súng là công cụ chính gây nên cái chết của giới tội phạm Mỹ" và nói rằng vấn đề này "chính là kết quả từ thái độ bình thường của nền văn hóa chúng ta đối với súng đạn và di sản công dân được trang bị vũ khí, tự bảo vệ mình".
03 Tháng Mười Một 2022(Xem: 1607)
"Bắt đầu từ cuộc bầu cử tổng thống năm 2000, báo đài ở Mỹ bắt đầu sử dụng hai màu xanh và đỏ để phân biệt ảnh hưởng của hai đảng tại các tiểu bang."
14 Tháng Mười 2022(Xem: 2017)
"Trước khi chết, Sarina Esmailzadeh, 16 tuổi, nói rằng thế hệ của cô muốn sống như những người trẻ ở New York"
12 Tháng Mười 2022(Xem: 1941)
"Vụ nữ đại gia Trương Mỹ Lan, chủ nhân tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bị bắt trong một vụ án kinh tế sẽ là bước đầu tiên để khui ra và ‘đốt lò’ các vị tai to mặt lớn từ đương chức đến đã nghỉ hưu, theo nhận định của nhiều nhà quan sát ở Việt Nam."
10 Tháng Mười 2022(Xem: 1889)
"Một cuốn sách của hai tác giả Phương Tây nêu ra ba lý do khiến nền tảng quyền lực của Đảng Cộng sản và Nhà nước XHCN ở Việt Nam rất bền vững."
17 Tháng Chín 2022(Xem: 1770)
"Giờ đây, tuy vẫn làm chủ cuộc chơi, nhưng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với nhiều đợt sóng ngầm trong nội bộ. “Bộ Tam” về tổng thể, tuy không còn cố kết với nhau như cách đây mấy tháng. Các chân ghế của “Bộ Tam” cũng đang lần lượt bị rung lắc dữ dội."
13 Tháng Chín 2022(Xem: 1754)
"Nhiều sự kiện thời sự khiến tiểu nhân chợt nhớ Nguyễn Công Hoan (1903 – 1977) và “Người ngựa, ngựa người” - truyện ngắn khoảng 3.000 chữ, viết đầu thập niên 1930, lúc Việt Nam còn thuộc Pháp, kể lại đêm giao thừa của một người phu kéo xe - của cụ (1)..."
08 Tháng Chín 2022(Xem: 1755)
"Năm 1904, Halford John Mackinder – nhà địa lý học người Anh – từng nói: « Ai thống trị được "Heartland" thì chỉ huy cả thế giới »... Hơn một thế kỷ sau, cuộc chiến giành « Heartland » giữa Mỹ và Trung Quốc diễn ra gay gắt hơn bao giờ hết."
12 Tháng Tám 2022(Xem: 2012)
“Không có ai được quyền đứng trên luật pháp ở đất nước này”, ông Merrick Garland, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã nói như thế vào ngày 20/7, khi được các phóng viên hỏi."
07 Tháng Bảy 2022(Xem: 2080)
"Nhan đề trang bìa nhiều báo tập trung vào các hiểm họa hàng đầu với thế giới đương đại. Courrier International nói về nạn đói đe dọa các quốc gia nghèo nhất với việc Nga sử dụng "vũ khí lúa mì". L’Express ám ảnh bởi nỗi lo sợ "bội chi ngân sách công" không sớm thì muộn dẫn đến thảm họa."
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468