Bộ Đinh, Bộ Lễ, Bộ Hình (Hoàng Ngọc Nguyên)

13 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 27298)
Bộ Đinh, Bộ Lễ, Bộ Hình (Hoàng Ngọc Nguyên)


BỘ ĐINH, BỘ LỄ, BỘ HÌNH


Hoàng Ngọc Nguyên

image001_26


Suy cho cùng, chẳng phải là lỗi của ông Rick Perry. Ông thống đốc của tiểu bang Texas đã thấy trước và nói trước. Ông biết mình ăn nói dở, đối đáp thường không trôi, cho nên cái trò chơi “debate” ông nuốt không vô. Các cuộc tranh cãi giữa các người muốn ra tranh cử tổng thống của đảng Cộng Hòa thường có đến bảy tám người, toàn là những tay sừng sỏ cả, chẳng thể nói là chuyện đùa giỡn trong chỗ bạn bè, mà đúng hơn toàn là những chuyện đối đáp có tính một mất một còn. Bên trong là thù nghịch, chỉ chực chơi nhau, giết nhau. Mặt ngoài còn e, nhưng cũng toàn dành cho nhau những câu hỏi hóc hiểm. Hỏi thì khó khăn như thế, mà bắt người ta phải trả lời ngay, và chỉ cho nguòi ta nói có một phút, thì xin lỗi… ông nội người ta cũng vấp váp. Nhiều khi chỉ mới rào trước, đón sau, chưa kịp vào đề thì đã hết 60 giây, làm cho ngưòi ta cụt hứng. Theo dõi ông Perry sau năm, sáu lần tranh cãi, ai cũng có thề thấy ông đã để ấn tượng mạnh mẽ trong đầu của nhiều người: “Ứng cử viên tổng thống gì mà ăn nói dở ẹt”. Biết thế cho nên ông đã nói ông chẳng muốn chơi trò này, có thể ông sẽ không lên sân khấu nữa. Thế nhưng tối thứ tư 9-11, ông vẫn đeo găng lên đài, và vì ông vẫn lên nên ông lĩnh cái búa, nhưng cái búa này không phải của người ta giáng vào ông, mà chính của ông mang theo trong người, và ông tự đánh vào đầu của mình khiến cho ông hầu như bất tỉnh. Nhìn ông ú ớ nói “Ui cha” (Oops) vì quên chẳng nhớ mình định nói gì, những đối thủ của ông vốn ưa làm vẻ mặt nghiêm trang cũng phải phì cười, còn những người thương ông như vợ ông thì chép miệng, lẩm bầm nói: khẩu nghiệp!

 Vấn đề chúng ta tuy là người Mỹ, nhưng gốc Việt, phần nào cũng chỉ là những kẻ đứng ngoài, khó chui vào được, cho nên phải khách quan, dù đã có những ấn tượng ban đầu không hay nhưng đừng có thành kiền, nhất là thành kiến về cái miệng của ông. Dù sao, cái miệng chỉ là kẻ thừa hành, bao giờ cũng là kẻ thừa hành. Quan trọng trong vai trò điều khiển chính là cái đầu. Khó mà tưởng tượng được điều gì được cái miệng nói ra mà không từ cái đầu – ngay cả những lời nói có vẻ như không suy nghĩ. Chính vì cái đầu không chịu làm việc, nếu không bảo là không có, mới đưa đến cái miệng nói ra những điều không suy nghĩ. Bởi thế khi ông Perry nói rằng nếu ông là tống thống, một trong những điều đầu tiên ông làm là dẹp ba cơ quan chính phủ liên bang, thì ngưòi ta nghĩ ngay rằng hẳn điều quan trọng này phảỉ nằm trong đầu ông lâu lắm. Thế nhưng khi ông suy nghĩ mãi, nhưng không kề ra được cái cơ quan thứ ba ông muốn đóng cửa cùng với bộ giáo dục và bộ thương mãi - và cho đến bây giờ người ta vẫn chưa nghe ông tiết lộ nạn nhân thứ ba trong chiến dịch thanh lọc chính phủ của ông – đương nhiên ngưòi ta đâm nghi chẳng hiểu cái cơ quan thứ ba này có thật không, có nằm trong đầu của ông hay chăng. Ngưòi ta còn nghi xa hơn, chẳng hiểu toàn bộ câu chuyện có thực trong đầu của ông hay chăng. Hay đây chỉ là điều mới thoáng đến trong đầu của ông, ông chưa đủ thời giờ đề soạn kịch bản cho nó, cho nên nói năng vấp váp lung tung.

 Cái lỗi này, suy cho cùng, là lỗi của người khác. Nói đích danh, chính là vì ông Ron Paul, dân biểu Texas, cũng là ứng cử viên tổng thống và tham dự cuộc tranh cãi vào “cái đêm hôm đó đêm gì” đó. Ông là người Cộng Hòa, nhưng đảng này có nhiều “môn phái”, và ông này theo “môn phái” Libertarian, chưa thấy ai dịch tên của môn phái này ra tiếng Việt, nhưng lý thuyết chính của “đảng” Libertarian Party là “tất cà cho tự do cá nhân”. Tự do cá nhân đến mức trở thành “vô chính phủ” bởi vì có chính phủ chỉ thọc vào chuyện cá nhân, làm hạn chế quyền tự do cá nhân, muốn bóc lột ai cũng bị cản, muốn giết ai cũng bị cấm, làm ra tiền thì bắt phải đóng thuế. Vì tự do cá nhân đến mức chẳng muốn ai động đến mình, và mình chằng động đến ai, đưa đến chủ nghĩa quốc tế tự cô lập (self-isolationism), Mỹ chẳng chơi với ai, mà cũng chẳng cho ai chơi với Mỹ. Trong đêm hôm đó, nói lên quan điềm tiêu diệt chính phủ, ông Ron Paul, năm nay 76 tuổi, mới lầm cẩm nói nếu tôi là tổng thống tôi sẽ đóng cửa ít nhất năm bộ. Cả hai ông P này đều là người Texas, P này chẳng lạ gì P kia. Vì ông Paul khiêu khích, nên ông Perry mới nóng mặt, không muốn bị thấu cáy. Thấy ông Paul không nói cụ thể sẽ đóng bộ nào, ông Perry mới nghĩ rằng ông này nói không có plan, chưa có bộ nào trong đầu, cho nên ông Perry muốn chơi trội, nói ông có plan cụ thể, là đóng ba bộ.

 Con số ba này chẳng phải tự nhiên mà có. Ở Texas Perry có quen một số người Việt Nam, trong đó có một số người lỗi lạc, thông kim bác cổ, muốn làm cố vấn chính trị cho ông trong kỳ bầu cử này. Có ngưòi nói với ông Perry ở Việt Nam thời trước ngưòi ta cũng chống định chế chính phủ lắm, phê phán nhiều nhất la ba bộ. “Bộ đinh, bộ lễ, bộ hình” (ông này dịch là ministries of nails, holidays and pictures), là ba bộ nằm trong dòng đầu tiên của một câu ca dao lục bát..Còn dòng thứ hai người này không nói với Perry, cho nên chẳng mất công phải dịch (Ba bộ đồng tình bóp vú con tôi). Thế nên ông Perry đã yên trí với con số 3 là số bộ có vấn đề, cần phải dẹp, nhưng chẳng nhớ nỗi tên của ba bộ mà ngưòi ta đã dịch ra cho ông.

 Nhưng ông Perry chẳng cần phải có ai mách bảo phải kể tên bộ nào. Bởi vì bộ nào của liên bang, từ chỗ đứng của tiểu bang, ông cũng ghét hết, vì bộ nào liên bang cũng có vẻ thọc vào chuyện tiểu bang một cách xoi mói. Chẳng lẽ ông kể tên hết tất cả các bộ của liên bang, làm sao ông nhớ hết mà kề. Vả lại có nhiều bộ ông chưa hẳn rõ người ta làm gì, nên ông phải thận trọng. Ông kể tên Bộ Giáo dục là vì đó là bộ ông thù hận nhất, đã đưa ra những thống kê cho thấy là tiểu bang đông dân thứ nhì ở nước Mỹ, Texas của ông có thề đứng hàng thứ nhì tính từ dưới lên về mặt giáo dục, số ngưòi đi học, số ngưòi bỏ học, số ngưòi lên đại học… Vả lại, chẳng phải đợi đến thời kỳ suy thoái người tốt nghiệp đại học không kiếm được việc làm, ngưòi ta mới đặt vấn đề về giá trị giáo dục. Perry chỉ nhìn vào trường hợp của chính ông cũng thấy được “sách vở ích gì cho buổi ấy”. Ông học thú y, chỉ nghĩ chuyện sức khỏe của mục súc ở những cánh đồng Texas, rốt cuộc ông đi làm thống đốc chăn dắt cả 20 triệu người Texas cả mười năm nay. Cái bộ thương mại nữa, có ai cần khi đã có kinh tế tự do? Người kinh doanh muốn sản xuất gì, bán gì, là quyền của nguòi ta; người dân muốn mua hàng hóa gì, sản xuất từ đâu, trong nước, ngoai nước cũng là quyền của họ, tại sao lại lập ra bộ thương mại, rồi những cơ quan quản lý kiềm tra dược phẩm, thực phẩm (DFA), làm như người tiêu dùng không biết đồ giả đồ thật, chẳng hiểu câu tiền nào của nấy…

 Cái kẹt vào đêm thứ tư là ở chỗ ông không đế cập được cái bộ thứ ba. Thực ra bộ nào ông cũng muốn đóng cửa nếu ông được làm tổng thống. Càng nhiều bộ bị đóng, ông càng nhẹ đầu, bớt việc, bớt lo nghĩ. Thế nhưng đặc biệt, ông muốn đóng ngành y tế và xã hội. Đây là bộ chuyên đưa ra những thống kê về thành tích yếu kém của Texas vế bảo hiểm y tế và sức khỏe đại chúng. Ông vốn chủ trương phải hủy bỏ luật y tế, hủy bỏ Medicare, Medicaid, hủy bỏ Social Security, thì giữ bộ này làm gì.

 Thế nhưng ông không kể tên bộ này ra được mà cứ ấp úng mãi. Chẳng phải vì ông sợ kế ra có thể mất phiếu của nguòi già, ngưòi nghèo, ngưòi nói chung bất hạnh trong xã hội. Ông không kề được chỉ vì bộ này có cái tên phức tạp, ông không nhớ nổi, nói ra sợ sai. Bộ Giáo dục có cái tên Education. Bộ Thương mại có cái tên Commerce. Đều là một chữ. NP. Bộ Y tế này của bà Kathleen Sebelius có cái tên qua dài, sao người ta nhớ nổi: Department of Health and Human Services (Bộ Y tế và dịch vụ Nhân bản).

 Câu chuyện vấp váp của Rick Perry nhiều khi chỉ đơn giản như thế mà nguòi ta không hiểu, cứ đem cái đầu của ông ra mà hỏi là “có hay không” khi đòi đi dẹp những bộ quan trọng cho đất nước phát triển như thế!

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Giêng 2023(Xem: 2911)
"Cách đây hơn 50 năm, chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Lyndon Baines Johnson tuyên bố "súng là công cụ chính gây nên cái chết của giới tội phạm Mỹ" và nói rằng vấn đề này "chính là kết quả từ thái độ bình thường của nền văn hóa chúng ta đối với súng đạn và di sản công dân được trang bị vũ khí, tự bảo vệ mình".
03 Tháng Mười Một 2022(Xem: 3058)
"Bắt đầu từ cuộc bầu cử tổng thống năm 2000, báo đài ở Mỹ bắt đầu sử dụng hai màu xanh và đỏ để phân biệt ảnh hưởng của hai đảng tại các tiểu bang."
14 Tháng Mười 2022(Xem: 3701)
"Trước khi chết, Sarina Esmailzadeh, 16 tuổi, nói rằng thế hệ của cô muốn sống như những người trẻ ở New York"
12 Tháng Mười 2022(Xem: 3590)
"Vụ nữ đại gia Trương Mỹ Lan, chủ nhân tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bị bắt trong một vụ án kinh tế sẽ là bước đầu tiên để khui ra và ‘đốt lò’ các vị tai to mặt lớn từ đương chức đến đã nghỉ hưu, theo nhận định của nhiều nhà quan sát ở Việt Nam."
10 Tháng Mười 2022(Xem: 3427)
"Một cuốn sách của hai tác giả Phương Tây nêu ra ba lý do khiến nền tảng quyền lực của Đảng Cộng sản và Nhà nước XHCN ở Việt Nam rất bền vững."
17 Tháng Chín 2022(Xem: 3246)
"Giờ đây, tuy vẫn làm chủ cuộc chơi, nhưng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với nhiều đợt sóng ngầm trong nội bộ. “Bộ Tam” về tổng thể, tuy không còn cố kết với nhau như cách đây mấy tháng. Các chân ghế của “Bộ Tam” cũng đang lần lượt bị rung lắc dữ dội."
13 Tháng Chín 2022(Xem: 3007)
"Nhiều sự kiện thời sự khiến tiểu nhân chợt nhớ Nguyễn Công Hoan (1903 – 1977) và “Người ngựa, ngựa người” - truyện ngắn khoảng 3.000 chữ, viết đầu thập niên 1930, lúc Việt Nam còn thuộc Pháp, kể lại đêm giao thừa của một người phu kéo xe - của cụ (1)..."
08 Tháng Chín 2022(Xem: 2918)
"Năm 1904, Halford John Mackinder – nhà địa lý học người Anh – từng nói: « Ai thống trị được "Heartland" thì chỉ huy cả thế giới »... Hơn một thế kỷ sau, cuộc chiến giành « Heartland » giữa Mỹ và Trung Quốc diễn ra gay gắt hơn bao giờ hết."
12 Tháng Tám 2022(Xem: 3153)
“Không có ai được quyền đứng trên luật pháp ở đất nước này”, ông Merrick Garland, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã nói như thế vào ngày 20/7, khi được các phóng viên hỏi."
07 Tháng Bảy 2022(Xem: 3170)
"Nhan đề trang bìa nhiều báo tập trung vào các hiểm họa hàng đầu với thế giới đương đại. Courrier International nói về nạn đói đe dọa các quốc gia nghèo nhất với việc Nga sử dụng "vũ khí lúa mì". L’Express ám ảnh bởi nỗi lo sợ "bội chi ngân sách công" không sớm thì muộn dẫn đến thảm họa."
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468