Khủng hoảng niềm tin vào kinh tế Việt Nam (BBC)

16 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 28805)
Khủng hoảng niềm tin vào kinh tế Việt Nam (BBC)


Khủng hoảng niềm tin vào kinh tế Việt Nam


Cập nhật: 14:42 GMT - thứ hai, 31 tháng 10, 2011

 

 image001_189








Kinh tế ảm đạm đang ảnh hưởng đến cuộc sống người dân, nhất là dân lao động


Trong một bài báo đưa ra hôm thứ Hai 30/10, phóng viên Didier Lauras của hãng thông tấn AFP đã nhận định: nền kinh tế Việt Nam đang đối diện với sự mất lòng tin ở tất cả các thành phần của nền kinh tế.

Trong bản tin có tựa đề ‘mô hình kinh tế trong khủng hoảng niềm tin toàn diện’, Lauras cho rằng thách thức này thậm chí còn nghiêm trọng hơn các thách thức mà Chính phủ Việt Nam hiện đang đối phó là lạm phát phi mã và đồng tiền rơi tự do.

Hồi đầu năm, Đảng Cộng sản cầm quyền đã áp dụng các chính sách kinh tế khắc khổ để đối phó với tình trạng lạm phát vốn đã lên đến 23% vào tháng Chín, thâm hụt thương mại ở mức 12,4 tỷ đôla vào cuối năm 2010 và tiền đồng đã bị phá giá đến bốn lần trong vòng 15 tháng, bài báo nhắc lại.

Với lãi suất hiện nay đã vượt qua mức 20%, các chuyên gia tin rằng kinh tế Việt Nam còn trải qua ít nhất 18 tháng rất khó khăn nữa.

“Những gì hiện đang xảy ra ở Việt Nam là một cuộc khủng hoảng lòng tin,” bài báo dẫn lời một nhà đầu tư nước ngoài ở Thành phố Hồ Chí Minh nhận xét.

“Cái giá phải trả là rất lớn."

Tuy nhiên nhà đầu tư này cũng cho rằng các biện pháp thắt lưng buộc bụng là cần thiết.

Bị ám ảnh bởi tốc độ tăng trưởng trong 20 năm qua, ghen tị với thành công của nước láng giềng Trung Quốc, Chính phủ Việt Nam đã phản ứng với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 bằng cách bơm thêm tiền vào nền kinh tế làm tăng bong bóng đầu cơ.

Biểu tượng của sự thất bại của nền kinh tế quốc gia là việc tập đoàn tàu thủy Vinashin của nhà nước đã đổ vốn đầu tư gấp nhiều lần nhằm kéo dài tình trạng gần như phá sản với các khoản nợ lên đến 4,4 tỷ đôla.

Trong khi đó, thị trường chứng khoán TP HCM vốn ra đời hơn 10 năm trước trong sự chào đón của các nhà đầu tư, đã chạm đáy. Tháng Tám năm 2011, chỉ số VN-Index đã rơi xuống mức thấp nhất từ trước đến nay, thấp hơn đến ba lần mức thấp kỷ lục trong năm 2007 khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới.


Mất cân bằng

 

“Cũng giống như trong các lĩnh vực khác, các cuộc cải cách không theo kịp nhịp độ của nền kinh tế,” Jonathan Pincus, người đứng đầu chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright ở TP HCM, nói.

“Ai cũng hiểu là cần phải có một chiến lược mới nhưng không ai đưa ra được một cấu trúc chính trị mạch lạc,” ông nói thêm.

Vào tháng Giêng năm 2011, giới chức trách Việt Nam đã thừa nhận sự cần thiết phải có một mô hình kinh tế mới. Tuy nhiên, không ai nêu ra được cái gì cụ thể cả.

Từng được ca ngợi là ‘con rồng Châu Á’ kế tiếp, sự phát triển của Việt Nam dựa trên việc tận dụng tài nguyên đất đai còn chưa được khai thác hết và nguồn nhân lực dồi dào. Tuy nhiên Việt Nam vẫn chưa bước vào giai đoạn phát triển kế tiếp.

Chuyên gia Jonathan Pincus nhận xét rằng thâm hụt thương mại khổng lồ hiện nay chứng tỏ mô hình tăng trưởng của Việt Nam giờ đã lỗi thời.

Ông nói: "Việt Nam đang bế tắc trong việc sản xuất chỉ có ngần ấy mặt hàng... cà phê, gạo, hạt điều, giấy, giàu dép và đồ may mặc. Việt Nam đang gặp khó trong việc chuyển sang các hàng hóa có giá trị gia tăng cao hơn mà lại phải nhập khẩu từ Trung Quốc."

Ở một quốc gia vẫn còn bị ảnh hưởng bởi văn hóa không minh bạch, thì giới chức rất thận trọng khi nói về tình hình thật sự của nền kinh tế.

Dư trữ ngoại hối chính thức chỉ giúp Việt Nam trụ được không quá tám tuần lễ. Một vài ngân hàng nhà nước đang gánh nặng nhiều khoản nợ xấu và một số nhà quan sát đang lo sợ rằng việc này sẽ dẫn đến một vụ Vinashin khác, nhà báo Lauras nhận định.

Mới đây, phòng thương mại và công nghiệp Châu Âu ở Việt Nam đã công bố chỉ số đánh giá môi trường kinh doanh ở Việt Nam vốn ở mức thấp trong quý thứ ba liên tiếp.

Điều này chứng tỏ rằng “các biện pháp nhằm bình ổn nền kinh tế (vĩ mô) cho đến nay đã thất bại trong việc trấn an những lo sợ của cộng đồng kinh doanh,” phòng thương mại và công nghiệp Châu Âu nhận định.

Người Việt Nam dường như cũng không mấy tin tưởng vào triển vọng của nền kinh tế nước mình. Họ có xu hướng tìm nơi trú ẩn ở vàng. Trong những tháng vừa qua, người dân Việt Nam tranh nhau mua vàng và đô la. Ngay cả các ngân hàng trong nước cũng vậy. Theo một nguồn tin nước ngoài, các ngân hàng này đã đầu cơ rất nhiều, góp phần đe dọa đồng nội tệ.

“Mọi người đều chạy theo một xu hướng có thể duy nhất: bán tiền đồng. Tất cả mọi người: các hộ gia đình, các doanh nghiệp, các công ty nhà nước, các viên chức đều bán tiền đồng,” một cán bộ ngoại giao giấu tên cho biết.

Hiện nay nhà chức trách Việt Nam đang bị dồn đến chân tường với yêu cầu mạnh mẽ phải làm cho nền kinh tế cân bằng trở lại, tác giả bài báo nhận định.


Muốn nhưng chưa làm được

 

image002_74









Tiền đồng đang đứng trước áp lực nghiêm trọng


Trao đổi với BBC, ông Lý Quý Trung, tổng giám đốc chuỗi nhà hàng Phở 24, nói rằng cả chính phủ và người dân không ai mong muốn nền kinh tế Việt Nam mãi dựa vào lao động tay chân và và khai thác tài nguyên thiên nhiên.

“Nhà nước cũng có tư duy muốn từ điểm A đi đến điểm B nhưng trên thực tế chưa làm được,” ông nói.

Nguyên nhân của tình trạng này, theo ông Trung, là cơ sở hạ tầng của Việt Nam chưa cho phép. Cơ sở hạ tầng ở đây cũng bao gồm các yếu tố mềm như giáo dục đào tạo, cách tư duy, khả năng quản trị, năng lực nhân lực, đều chưa phù hợp.

Ông Trung cho biết hiện nay công việc kinh doanh của ông đang gặp rất nhiều khó khăn và ông cũng đang lo lắng trước tình hình kinh tế vĩ mô của đất nước.

Ông cũng nói là gần đây việc kinh doanh của ông chẳng tiến triển được bao nhiêu so với hồi đầu năm.

“Tôi không chắc lắm liệu các giải pháp của chính phủ có hiệu quả,” ông nói, “Các giải pháp đưa ra thường mang tính đối phó nhiều hơn và chủ yếu là phản ứng lại thị trường.”

Tuy nhiên ông tin tưởng những khó khăn này chỉ mang tính chất giai đoạn và ‘chỉ kéo dài 1,2 hoặc 3 năm chứ không thể đến 5,7 năm’ vì hiện nay ‘nhà nước cũng đang tìm cách tháo gỡ’.

“Cá nhân tôi vẫn tin vào nền kinh tế Việt Nam,” ông nói.

“Tình hình khó khăn hiện nay là của thế giới, chứ không của riêng Việt Nam,” ông nói thêm.

Tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ Ba hồi đầu tháng 10 để bàn về tình hình kinh tế-xã hội đất nước, Ban chấp hành trung ương Đảng đã đánh giá là Việt Nam đã ‘đạt được một số kết quả bước đầu quan trọng’ với việc tăng GDP chín tháng đầu năm đạt gần 6%, sản lượng lương thực và xuất khẩu gạo ‘đạt mức kỷ lục’, sản xuất công nghiệp ‘tăng trưởng khá’, chỉ số giá tiêu dùng ‘có xu hướng giảm’, thu ngân sách và xuất khẩu ‘tăng cao’, bội chi ngân sách và nhập siêu ‘giảm dần’, thị trường ngoại hối và tỉ giá ngoại tệ ‘từng bước ổn định’, dự trữ ngoại hối ‘tăng trưởng khá’ trong khi cán cân thanh toán quốc tế ‘được cải thiện’.

Đảng cũng xác định trong năm năm tới sẽ đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng tái cấu trúc lại nền kinh tế bao gồm tái cấu trúc đầu tư với trọng tâm là đầu tư công, tái cấu trúc ngân hàng và tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước.


(Nguồn: bbc co.uk)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Giêng 2023(Xem: 2906)
"Cách đây hơn 50 năm, chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Lyndon Baines Johnson tuyên bố "súng là công cụ chính gây nên cái chết của giới tội phạm Mỹ" và nói rằng vấn đề này "chính là kết quả từ thái độ bình thường của nền văn hóa chúng ta đối với súng đạn và di sản công dân được trang bị vũ khí, tự bảo vệ mình".
03 Tháng Mười Một 2022(Xem: 3054)
"Bắt đầu từ cuộc bầu cử tổng thống năm 2000, báo đài ở Mỹ bắt đầu sử dụng hai màu xanh và đỏ để phân biệt ảnh hưởng của hai đảng tại các tiểu bang."
14 Tháng Mười 2022(Xem: 3696)
"Trước khi chết, Sarina Esmailzadeh, 16 tuổi, nói rằng thế hệ của cô muốn sống như những người trẻ ở New York"
12 Tháng Mười 2022(Xem: 3587)
"Vụ nữ đại gia Trương Mỹ Lan, chủ nhân tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bị bắt trong một vụ án kinh tế sẽ là bước đầu tiên để khui ra và ‘đốt lò’ các vị tai to mặt lớn từ đương chức đến đã nghỉ hưu, theo nhận định của nhiều nhà quan sát ở Việt Nam."
10 Tháng Mười 2022(Xem: 3423)
"Một cuốn sách của hai tác giả Phương Tây nêu ra ba lý do khiến nền tảng quyền lực của Đảng Cộng sản và Nhà nước XHCN ở Việt Nam rất bền vững."
17 Tháng Chín 2022(Xem: 3245)
"Giờ đây, tuy vẫn làm chủ cuộc chơi, nhưng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với nhiều đợt sóng ngầm trong nội bộ. “Bộ Tam” về tổng thể, tuy không còn cố kết với nhau như cách đây mấy tháng. Các chân ghế của “Bộ Tam” cũng đang lần lượt bị rung lắc dữ dội."
13 Tháng Chín 2022(Xem: 3006)
"Nhiều sự kiện thời sự khiến tiểu nhân chợt nhớ Nguyễn Công Hoan (1903 – 1977) và “Người ngựa, ngựa người” - truyện ngắn khoảng 3.000 chữ, viết đầu thập niên 1930, lúc Việt Nam còn thuộc Pháp, kể lại đêm giao thừa của một người phu kéo xe - của cụ (1)..."
08 Tháng Chín 2022(Xem: 2917)
"Năm 1904, Halford John Mackinder – nhà địa lý học người Anh – từng nói: « Ai thống trị được "Heartland" thì chỉ huy cả thế giới »... Hơn một thế kỷ sau, cuộc chiến giành « Heartland » giữa Mỹ và Trung Quốc diễn ra gay gắt hơn bao giờ hết."
12 Tháng Tám 2022(Xem: 3152)
“Không có ai được quyền đứng trên luật pháp ở đất nước này”, ông Merrick Garland, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã nói như thế vào ngày 20/7, khi được các phóng viên hỏi."
07 Tháng Bảy 2022(Xem: 3170)
"Nhan đề trang bìa nhiều báo tập trung vào các hiểm họa hàng đầu với thế giới đương đại. Courrier International nói về nạn đói đe dọa các quốc gia nghèo nhất với việc Nga sử dụng "vũ khí lúa mì". L’Express ám ảnh bởi nỗi lo sợ "bội chi ngân sách công" không sớm thì muộn dẫn đến thảm họa."
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468