Thảm họa kinh tế ở miền Nam sau 75 (Xuân Mỹ)

13 Tháng Bảy 201112:00 SA(Xem: 26843)
Thảm họa kinh tế ở miền Nam sau 75 (Xuân Mỹ)


THẢM HỌA KINH TẾ Ở MIỀN NAM SAU 75

Xuân Mỹ

 

Trong thời gian gần đây, có một số bài viết của một số người ở miền bắc Việt Nam muốn vạch một đường phân ranh giữa đảng và chính quyền Cộng Sản một bên với giới “sĩ phu Bắc hà” một bên, như muốn nói rằng “tuy một mà hai” cho dù thực ra “tuy hai mà một”. Đề nói đến cái “dũng” của sĩ phu Bắc hà này, nhà bình luận văn học Vương Trí Nhàn của Hà Nội nhắc đến cố “giáo sư” Đặng Phong thuở còn sinh tiền đã viết trong một cuốn sách ông được ghi là đồng tác giả với một giáo sư ở Úc (bà Melanie Besresford) là vào thời điểm “sau ngày giải phóng”, nền kinh tế ở miền nam đã tiến bộ hơn kinh tế miến bắc một bậc. Dĩ nhiên, bài viết của ông là bài dịch. Và ông viết chung với bà Beresford trong chương trình giao lưu và hợp tác nghiên cứu giữa Việt Nam và Úc. Ông chẳng thể nào viết khác đi được vừa trước một sự thật quá hiển nhiên và cụ thể vửa vì ông được đứng tên chung với nhà nghiên cứu phương tây này.

 Ông Đặng Phong, một chuyên viên ở Viện Nghiên cứu Lịch sử Kinh tế ở Hà Nội, nơi người ta vẫn ưa lập ra các viện nghiên cứu đề làm giàm tỷ lệ thất nghiệp nơi những người sĩ phu xã hội chủ nghĩa không có việc làm, sau năm 1975 đã được gởi vào Saigon rất sớm để tìm cách “tiếp thu khéo léo” những hồ sơ, tài liệu, công trình nghiên cứu kinh tế, xã hội có thể nằm rãi rác đâu dó ở tư nhân cũng như ở các cơ quan chính phủ hay các trường viện ở Saigon. Trong nhiệm vụ này, ông đã có dịp gặp gỡ những người ở miền nam còn lại như Nguyễn Văn Diệp, Nguyễn Xuân Oánh, Nguyễn Văn Hảo, Trần Anh Tuấn, với những đề nghị hợp tác, cụ thể thông qua một số chương trình nghiên cứu về tình hình kinh tế của miền nam trong thời chiến của chính quyền Saigon. Bởi thế, ông đã tạo cho mình được nhãn hiệu “chuyên viên nghiên cứu kinh tế miền nam” ở Hà Nội từ những năm 1978-80.

 Đặng Phong là một người đã làm trong Viện Kinh tế ở Hà Nội trong suốt những năm chiến tranh. Nếu ông có thề viết được từ hồi đó, càng sớm càng tốt, vào khoảng 1978 chẳng hạn,. một phúc trình về “Thảm họa kinh tế ở miền giải phóng sau 75”, thì đã không có nhiều chuyện ngu xuẩn xảy ra, như Đỗ Mười trở thành hung thần tổng chỉ huy chiến dịch cải tạo ở miền nam, và chiến dịch “sửa sai” việc đổi mới kinh tế trong năm 1981, bằng Nghị quyết 1 của Bộ Chính Trị sau Đại hội V của đàng Cộng Sản vào năm đó. Trong khi đó, những nhà nghiên cứu chính trị ở Hà Nội về sau này xem quá trình đổi mới như là một thành quá của sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng Sản, kịp thời có chuyển hướng. Thực ra có hai điều nổi bật. Thứ nhất, nguòi ta không nhìn thẳng vào sự thất bại của đường lối và hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa có tính “chính thống”, giáo điều mà miền bắc đã áp dụng như kinh nhật tụng từ dưới thời chiến tranh - mãi cho đến khi chính sách đổi mới được chính thức chấp nhận sau Đại hội VI của Đảng Cộng Sản. Thứ nhì, miền bắc vẫn cố tình ngó lơ, làm ngơ trước sự thật quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam là do sự tác động mạnh mẽ từ miền nam, từ sức mạnh của kinh tế ở miền nam, những kinh nghiệm của miền nam, và sự góp ý và hợp tác giữa những người miền nam đi tìm con đường mới, hướng ra mới cho bế tắc cực kỳ thời đó.

 Thảm họa kinh tế đến cho miền nam trở nên rõ ràng khi nghị quyết của Đại hội IV năm 1976 của đảng Cộng Sản tuyên bố mục tiêu cải tạo xã hội chủ nghĩa và từng bước xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền nam. Những thế hệ “baby doomers” được sinh ra và lớn lên trong khoảng thời gian 20 năm đầu sau năm 1975 có thề không biết hoặc chỉ biết mơ màng thế nào là kinh tế xã hội chủ nghĩa “nguyên thủy”. Thậm chí những thế hệ baby boomers biết nhiều hơn, nhưng chỉ còn nhớ được những chuyện kinh hoàng như các đợt cải tạo đánh “công thương nghiệp”, “tư sản mại bản” khiến cho tư bản phải mại sản, với những cao điềm là các vụ đổi tiền, một hình thức vô sản hóa “thành thị hóa nông thôn” và quân bình đời sống người dân ở hai miền bắc và nam, chẳng đi sâu vào cái nền tảng “quan liêu bao cấp” của môt chế độ kinh tế chắc chắn phải sụp đổ đó. Để cho những người đã từng sống, có hay chưa có kinh nghiệm với chế độ kinh tế đó, hay những nguòi chưa từng sống dưới chế độ đó do đó có thể chẳng hiểu được sự “kỳ bí” của phương thức xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa, chúng ta cần nhấn mạnh trước hết đó là nền kinh tế không có thị trường.

 Trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, hoạt động thị trường được kinh tế gia Adam Smith gọi là “bàn tay vô hình” (invisible hand) quyết định mọi chuyện sản xuất, tiêu thụ, giá cả, lương bổng, tiết kiệm, đầu tư… Trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, nguòi ta tin rằng có thề thiết lập một cơ chế kế hoạch thay “bàn tay” đó, kế hoạch chặt chẽ từ trung ương trên cao đến các đơn vị sản xuất va rồi “gom” tất cả những sản phẩm đó lại để tồ chức lưu thông, phân phối hàng hóa theo kế hoach, đến tận đối tượng của sản xuất. Kế hoạch từ trên cao đưa xuống, bất kể thực tế về năng lực và đi7ều kiện vật chất của các đơn vị ở dưới - bởi thế nguòi ta nói kinh tế chỉ huy (command economy), kinh tế quan liêu (bureaucratic). Người sản xuất chỉ việc lo sản xuất, không sợ thiếu nhập lượng (input) tức đẩu vào (vật tư, máy móc, trang bị…) được “trên rót xuống), và cũng không sợ phải lo tiêu thụ sản phẩm, tức đầu ra, được “trên nhận hết) . Hàng hóa cho nguòi dân, từ lương thực, thực phẩm đến những mặt hàng tiêu dùng khác trong gia đình… cũng được phân phối theo kế hoạch, chỉ tiêu, tiêu chuẩn, chế độ… với nguyên tắ c tồng quát là “làm theo năng lực, hưởng theo lao động” - một chế độ đại khái la nhà nước “bao cấp” (state- sponsored). Một nền kinh tế chỉ huy, kế hoạch hóa cao độ như vậy, đơn giản là có nhưng không chạy. Chỉ cần tê liệt ở bất cứ một nơi nào đó, hoặc vì nhận nhập lượng không đầy đủ, hoặc vì làm ra sản phẩm không đủ số lượng, vì máy móc, trang bị không hoàn thiện và không hoạt động được, gây sự trễ nãi cũng làm cho toàn bộ hệ thống bị trục trặc. Đó là một hệ thống ngưòi ta chỉ chờ nhau mà chết. Cái mô hình input/output của Leontief là một ý niệm không thực tế. Huống chi không chỉ ở Việt Nam, ở cả Liên Xô hay Trung Cộng, sự vô hiệu năng, chù quan, bất lực, không tưởng của bộ máy kế hoạch là một bài học hiển nhiên từ lâu. 

 Vì người ta cho rằng đã có kế hoạch sản xuất và phân phối lưu thông, nên nhiều chức năng quan trọng trong nền kinh tế bình thường có từ ngàn xưa đã không thực sự hiện hữu trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, ví dụ như tiền tệ, thị trường, thương mại. Đồng tiền là thước đo giá trị, là phương tiện tiết kiệm và bảo tồn giá trị, là phưong tiện thanh toán. Nhưng ta chỉ cần nhớ lại dưới thời đó, với đồng tiền của nhà nước, “bán như cho, mua như ăn cướp”, nó chẳng thực sự thực hiện được bất cứ chức năng gì trong ba chức năng đã kể. Một người làm việc cho nhà nước mỗi tháng có thể được phép mua 10 kí gạo “tiêu chuẩn” của cửa hàng lương thực nhà nước và chỉ trả 2 đồng, nhưng để mua 10 kí gạo đó trên “thị trường vô tổ chức”, thị trường “tự phát”, “bán chính thức” đang mọc “chui” lên khắp nơi, thì người ta có khi phải trả 25 đồng, bằng một nửa “lương tháng” của một công nhân viên quèn (mà đa số đều là công nhân viên quèn “lưu dụng” “tại chỗ”). Và khi đồng tiền không còn giá trị, thì vai trò ngân hàng, vốn là quan trọng trong việc tạo điều kiện cho kinh tế hoạt động và tăng trưởng, cũng sẽ trở thành vai trò “bù nhìn”, rốt cuộc chỉ là nơi giữ sổ sách hay tính toán các khoản chi trả hay thanh toán qua lại giữa các đơn vị với nhau - dựa trên một hệ thống giá như đã nói, “trời ơi đất hỡi”. Ngân hàng không có khả năng thu hút tiết kiệm, thì làm sao làm nổi chức năng cấp tín dụng và đầu tư? Trong một cơ chế kinh tế kế hoạch giả tạo và quan liêu đó, đồng tiền và ngân hàng chứa chấp và chuyên chở nó cũng đươnn nhiên đầy giả tạo và quan liêu.

 Hai lĩnh vực cũng có tính cách “có cũng như không” trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa là thương mại và dịch vụ. Ngoạiị thương chỉ có nghĩa là làm hàng bậy bạ mây tre lá để trả nợ quỉ thần cho những nước xã hội chủ nghĩa “anh em” đã từng cho miền bắc Việt Nam vay trong thời chiến. Những gì Việt Nam nhập thì toàn là hàng viện trợ xăng dầu hay máy móc là thứ thường nằm ụ trong các kho bãi ở những bến cảng vì chẳng ai sử dụng nổi những máy móc của Liên Xô. Nội thương thì chỉ là phân phối lưu thông theo kế hoạch. Bởi cái kế hoạch này chỉ có quan hệ giữa trung ương và các địa phương mà không có giữa các địa phương với nhau, cho nên có tình trạng ngay cả giữa những tỉnh lân cận với nhau cũng chẳng có quan hệ trao đổi hàng hóa, bởi vì những loại luật lệ “ngăn sông cấm chợ” quan liêu va giả tạo. Dịch vụ là ngành “người phục vụ người” cũng được xem là lĩnh vực “nguời bóc lột người” cho nên về mặt chính thức cũng được quốc doanh hóa. Rốt cuộc ngành dịch vụ mạnh nhất trong thị trường vô tổ chức là nạn mãi dâm lan tràn.

 Hai điềm rất quan trọng có tính cách soi sáng sự thất bại của chủ nghĩa xã hội cần được nhấn mạnh thêm.

 Kinh tế xã hội chủ nghĩa chỉ có hai thành phần chủ yếu: quốc doanh và hợp tác xã. Trong thời kỳ “quá độ” (transitional - chuyển tiếp, nhưng có người diễn dịch là nghèo đói quá độ), các thành phần hợp doanh, tổ hợp, cá thể còn tạm được chấp nhận một cách giới hạn. Nói cách khác, kinh tế tư nhân, thường được xem là năng động nhất cho kinh tế phát triền dưới chế độ tư bản, thì bị cấm cản vì “người bóc lột người”. Đó là một cách giải thích sự trì thoái kinh tế.

 Trong những nghị quyết của các đại hội, người ta thuộc lòng câu: ưu tiên phát triển công nghiệp nặng (như để đuổi kịp các nền kinh tế kỹ nghệ phát triển trên thế giới, trong khi cơ bản, kinh tế Việt Nam nông nghiệp lạc hậu, miền bắc thường xuyên mất mùa đói kém, miền trung lụt lội, chỉ dựa phần lớn vào vựa lúa miền nam; đa số người dân (đến 75-80%) sống trong khu vực nông thôn, trình độ kỹ thuật thấp, kinh tế kém tài nguyên khả dụng…

 Bởi thế mà tai họa kinh tế đổ xuống trên đầu nhân dân miền nam. Sự túng thiếu, cạn kiệt nơi nơi. Trong nhà nước, đề tồn tại, là tham nhũng, ăn cắp. Ngoài xã hội, là buôn đường dài, bán chợ trời, sống lây lất. Và trong một xã hội mà báo chí không hề đăng tin tội ác, thì tội ác ở nơi nơi, bất kể đêm ngày.

 Nếu vấn đề có được đặt ra, người ta sẽ cười nhạt, bảo miền bắc đã chịu như thế cả hơn 20 năm mà có ai kêu ca gì đâu, mà vẫn đánh thắng “giặc Mỹ” như thường. Miền Nam đúng là nhà giàu đứt tay, máu tiểu tư sản quá nặng, mới nếm thử chủ nghĩa xã hội chút xíu mà đã kêu ca.

 Rất tiếc những nhà viết sử kinh tế ở Hà Nội không viết cho rõ giai đoạn đó để cho người sau còn nhớ lại đề thấy cái may mắn vô cùng hiện nay trong đời sống của mình.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Giêng 2023(Xem: 1905)
"Cách đây hơn 50 năm, chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Lyndon Baines Johnson tuyên bố "súng là công cụ chính gây nên cái chết của giới tội phạm Mỹ" và nói rằng vấn đề này "chính là kết quả từ thái độ bình thường của nền văn hóa chúng ta đối với súng đạn và di sản công dân được trang bị vũ khí, tự bảo vệ mình".
03 Tháng Mười Một 2022(Xem: 2128)
"Bắt đầu từ cuộc bầu cử tổng thống năm 2000, báo đài ở Mỹ bắt đầu sử dụng hai màu xanh và đỏ để phân biệt ảnh hưởng của hai đảng tại các tiểu bang."
14 Tháng Mười 2022(Xem: 2662)
"Trước khi chết, Sarina Esmailzadeh, 16 tuổi, nói rằng thế hệ của cô muốn sống như những người trẻ ở New York"
12 Tháng Mười 2022(Xem: 2559)
"Vụ nữ đại gia Trương Mỹ Lan, chủ nhân tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bị bắt trong một vụ án kinh tế sẽ là bước đầu tiên để khui ra và ‘đốt lò’ các vị tai to mặt lớn từ đương chức đến đã nghỉ hưu, theo nhận định của nhiều nhà quan sát ở Việt Nam."
10 Tháng Mười 2022(Xem: 2482)
"Một cuốn sách của hai tác giả Phương Tây nêu ra ba lý do khiến nền tảng quyền lực của Đảng Cộng sản và Nhà nước XHCN ở Việt Nam rất bền vững."
17 Tháng Chín 2022(Xem: 2379)
"Giờ đây, tuy vẫn làm chủ cuộc chơi, nhưng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với nhiều đợt sóng ngầm trong nội bộ. “Bộ Tam” về tổng thể, tuy không còn cố kết với nhau như cách đây mấy tháng. Các chân ghế của “Bộ Tam” cũng đang lần lượt bị rung lắc dữ dội."
13 Tháng Chín 2022(Xem: 2293)
"Nhiều sự kiện thời sự khiến tiểu nhân chợt nhớ Nguyễn Công Hoan (1903 – 1977) và “Người ngựa, ngựa người” - truyện ngắn khoảng 3.000 chữ, viết đầu thập niên 1930, lúc Việt Nam còn thuộc Pháp, kể lại đêm giao thừa của một người phu kéo xe - của cụ (1)..."
08 Tháng Chín 2022(Xem: 2237)
"Năm 1904, Halford John Mackinder – nhà địa lý học người Anh – từng nói: « Ai thống trị được "Heartland" thì chỉ huy cả thế giới »... Hơn một thế kỷ sau, cuộc chiến giành « Heartland » giữa Mỹ và Trung Quốc diễn ra gay gắt hơn bao giờ hết."
12 Tháng Tám 2022(Xem: 2529)
“Không có ai được quyền đứng trên luật pháp ở đất nước này”, ông Merrick Garland, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã nói như thế vào ngày 20/7, khi được các phóng viên hỏi."
07 Tháng Bảy 2022(Xem: 2554)
"Nhan đề trang bìa nhiều báo tập trung vào các hiểm họa hàng đầu với thế giới đương đại. Courrier International nói về nạn đói đe dọa các quốc gia nghèo nhất với việc Nga sử dụng "vũ khí lúa mì". L’Express ám ảnh bởi nỗi lo sợ "bội chi ngân sách công" không sớm thì muộn dẫn đến thảm họa."
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468