Quốc tế vẫn bất đồng về giải pháp đối với Libya
RFA 10.03.2011
Những cuộc giao tranh giữa lực lượng nhận dân nổi dậy và quân đội trung thành với lãnh tụ Gadaffi vẫn diễn ra ở nhiều nơi, trong lúc cộng đồng thế giới tiếp tục nói đến những biện pháp cứng rắn hơn đối với chính phủ Libi

AFP
Khói lửa mờ mịt do những ống dẫn dầu ở gần thành phố Ras Lanuf bị nổ hôm 9 tháng 3, 2011
Tin tức nói rằng quân đội của Libi dường như đang nắm thế thượng phong ở một số địa điểm mà lực lượng dân chúng nổi đây từng làm chủ những ngày trước đây. Vì chính phủ Tripoli tìm đủ mọi cách ngăn cản không cho các nhà báo nước ngoài săn tin, nên không thê biết rõ tình hình hiện giờ như thế nào.
Pháp chính thức công nhận Hội Đồng Quốc Gia Libi
Cư dân địa phương cho hay không quân Libi vẫn tiếp tục những cuộc oanh kích ở Ras Lanuf, đồng thời tầu võ trang của hải quân cũng đã xuất hiện ở ngoài khơi thành phố cảng này.
Bản tin của hãng thông tấn Reuters cho hay lực lượng nhân dân đã nả trọng pháo ra phía biển, ngăn chận bước tiến của hải quân Libi.
Các thành viên điều hành lực lượng nổi dậy cũng nói là không quân đã dội bom ở thành phố cảng Brega, nắm cách Ras Lanuf có 90 cây số về hướng Đông.

Tổng Thống Pháp, Nicholas Sarkozy. AFP
Tại Benghazi, có tin nói rằng quân đội chính phủ đã chận được bước tiến quân của lực lượng nổi dậy, và đã lấy lại thành phố Zawiyah nằm cách thủ đô Tripoli có 50 cây số. Tuy nhiên tin do lực lượng nhân dân phổ biến lại nói là Zawiyah vẫn nằm dưới quyền của lực lượng cách mạng.
Rất nhiều biến chuyển mới về ngoại giao liên quan đến Libi đã xảy ra trong 24 giờ đồng hố qua.
Đáng chú ý nhất là việc Pháp công nhận Hội Đồng Quốc Gia Libi do lực lượng nhân dân cách mạng thành lập là chính phủ hợp pháp. Tổng Thống Nicholas Sarkozy cho hay sẽ gửi đại sứ tới Benghazi và yêu cầu Hội Đồng cử đại sứ làm việc tại Paris.
Quyết định của Pháp được xem là quyết định rất quan trọng, giúp các nhà lãnh đạo khác của EU dễ dàng hơn khi lên tiếng công nhận lực lượng nhân dân nổi dậy.
Nga Trung Quốc phản đối mọi can thiệp vào nội bộ Libya
Sáng nay chính phủ Anh cũng nói là sẽ làm việc chặt chẽ với Hội Đồng Quốc Gia Libi, trong khi đó Ngoại Trưởng Sergei Lavrov của Nga lại lên tiếng cảnh báo thế giới không nên can thiệp vào chuyện nội bộ của Libi và những nước khác, đồng thời nói rõ rằng Nga không chấp nhận giải pháp đưa quân vào Libi mà một số nước đang nói tới.
Loan báo của Nga được đưa ra trong khi Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc sửa soạn nhóm phiên họp đặc biệt để cứu xét đề nghị do Hoa Kỳ, Anh và Pháp đưa ra, đặt không phận Libi là vùng cấm bay.
Tin từ giới ngoại giao ở New York nói là rất có thể cả Nga lẫn Trung Quốc sẽ bỏ phiếu chống đề nghị này, viện dẫn lý do cuộc chính biến đang xảy ra ở Libi là một cuộc nội chiến.

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton phát biểu trong một phiên họp của Liên Hiệp Quốc tại Geneva với trọng tâm là vấn đề Libya hôm 28/2/2011
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton phát biểu trong một phiên họp của Liên Hiệp Quốc tại Geneva với trọng tâm là vấn đề Libya hôm 28/2/2011. AFP
Ngày mai, các lãnh đạo EU cũng gặp nhau ở Brussels để thảo luận về tình hình Libi và những biện pháp cần thực hiện.
Chính quyền Gadaffi đã yêu cầu Algeri đứng làm trung gian, mở cuộc vận động với Liên Hiệp Quốc để bãi bỏ các quy định cấm vận mà Hội Đồng Bảo An thông qua cách đây 2 tuần lễ, sau khi Gadaffi cho binh sĩ nổ súng bắn vào đoàn biểu tình.
Algeri là thành viên của Liên Đoàn Ả Rập. Liên Đoàn từng lên tiếng phản đối mọi can dự từ phía bên ngoài vào Libi.
RFA 10.03.2011
Những cuộc giao tranh giữa lực lượng nhận dân nổi dậy và quân đội trung thành với lãnh tụ Gadaffi vẫn diễn ra ở nhiều nơi, trong lúc cộng đồng thế giới tiếp tục nói đến những biện pháp cứng rắn hơn đối với chính phủ Libi

AFP
Khói lửa mờ mịt do những ống dẫn dầu ở gần thành phố Ras Lanuf bị nổ hôm 9 tháng 3, 2011
Tin tức nói rằng quân đội của Libi dường như đang nắm thế thượng phong ở một số địa điểm mà lực lượng dân chúng nổi đây từng làm chủ những ngày trước đây. Vì chính phủ Tripoli tìm đủ mọi cách ngăn cản không cho các nhà báo nước ngoài săn tin, nên không thê biết rõ tình hình hiện giờ như thế nào.
Pháp chính thức công nhận Hội Đồng Quốc Gia Libi
Cư dân địa phương cho hay không quân Libi vẫn tiếp tục những cuộc oanh kích ở Ras Lanuf, đồng thời tầu võ trang của hải quân cũng đã xuất hiện ở ngoài khơi thành phố cảng này.
Bản tin của hãng thông tấn Reuters cho hay lực lượng nhân dân đã nả trọng pháo ra phía biển, ngăn chận bước tiến của hải quân Libi.
Các thành viên điều hành lực lượng nổi dậy cũng nói là không quân đã dội bom ở thành phố cảng Brega, nắm cách Ras Lanuf có 90 cây số về hướng Đông.

Tổng Thống Pháp, Nicholas Sarkozy. AFP
Tại Benghazi, có tin nói rằng quân đội chính phủ đã chận được bước tiến quân của lực lượng nổi dậy, và đã lấy lại thành phố Zawiyah nằm cách thủ đô Tripoli có 50 cây số. Tuy nhiên tin do lực lượng nhân dân phổ biến lại nói là Zawiyah vẫn nằm dưới quyền của lực lượng cách mạng.
Rất nhiều biến chuyển mới về ngoại giao liên quan đến Libi đã xảy ra trong 24 giờ đồng hố qua.
Đáng chú ý nhất là việc Pháp công nhận Hội Đồng Quốc Gia Libi do lực lượng nhân dân cách mạng thành lập là chính phủ hợp pháp. Tổng Thống Nicholas Sarkozy cho hay sẽ gửi đại sứ tới Benghazi và yêu cầu Hội Đồng cử đại sứ làm việc tại Paris.
Quyết định của Pháp được xem là quyết định rất quan trọng, giúp các nhà lãnh đạo khác của EU dễ dàng hơn khi lên tiếng công nhận lực lượng nhân dân nổi dậy.
Nga Trung Quốc phản đối mọi can thiệp vào nội bộ Libya
Sáng nay chính phủ Anh cũng nói là sẽ làm việc chặt chẽ với Hội Đồng Quốc Gia Libi, trong khi đó Ngoại Trưởng Sergei Lavrov của Nga lại lên tiếng cảnh báo thế giới không nên can thiệp vào chuyện nội bộ của Libi và những nước khác, đồng thời nói rõ rằng Nga không chấp nhận giải pháp đưa quân vào Libi mà một số nước đang nói tới.
Loan báo của Nga được đưa ra trong khi Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc sửa soạn nhóm phiên họp đặc biệt để cứu xét đề nghị do Hoa Kỳ, Anh và Pháp đưa ra, đặt không phận Libi là vùng cấm bay.
Tin từ giới ngoại giao ở New York nói là rất có thể cả Nga lẫn Trung Quốc sẽ bỏ phiếu chống đề nghị này, viện dẫn lý do cuộc chính biến đang xảy ra ở Libi là một cuộc nội chiến.

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton phát biểu trong một phiên họp của Liên Hiệp Quốc tại Geneva với trọng tâm là vấn đề Libya hôm 28/2/2011
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton phát biểu trong một phiên họp của Liên Hiệp Quốc tại Geneva với trọng tâm là vấn đề Libya hôm 28/2/2011. AFP
Ngày mai, các lãnh đạo EU cũng gặp nhau ở Brussels để thảo luận về tình hình Libi và những biện pháp cần thực hiện.
Chính quyền Gadaffi đã yêu cầu Algeri đứng làm trung gian, mở cuộc vận động với Liên Hiệp Quốc để bãi bỏ các quy định cấm vận mà Hội Đồng Bảo An thông qua cách đây 2 tuần lễ, sau khi Gadaffi cho binh sĩ nổ súng bắn vào đoàn biểu tình.
Algeri là thành viên của Liên Đoàn Ả Rập. Liên Đoàn từng lên tiếng phản đối mọi can dự từ phía bên ngoài vào Libi.
Gửi ý kiến của bạn