Dấu Chân Trên Lối Cũ, Tưởng Nhớ Người Xưa
Tôi nhớ những câu thơ Ly Sa Nguyễn Văn Sơn viết :
Còn chăng là giấc chiêm bao
Nhặt bao nhiêu lá, lá nào còn xanh?
Phải chăng khi đã lìa cành
Lá nào cũng mất màu xanh lâu rồi!
Tôi đi trên đường và nhẩm
lại từng tên những bạn bè sống cùng tôi ở
Lữ Quán Thanh Niên, nhớ hình ảnh xóm ga Huế và người
con gái tôi yêu … Tôi vẫn nhận ra đây là con đường
Tình Yêu ngày xưa. Tôi biết tôi
vẫn còn yêu Đà Lạt, người con gái xóm ga Huế
và bạn bè tôi …
Ngày xưa ông vua Hòa Bình chửi lũ ăn hại đái nát. Ngày nay ai nối ngôi ông …
- Đà Lạt bây giờ có rất nhiều quán cà phê. Cà phê Tùng là quán cà phê của giới nghệ sĩ. Cà phê Tùng có giá rẻ nhất Đà Lạt.
- Tại sao ?
- Giới nghệ sĩ nghèo làm gì có tiền để chém. Ngày nay giới sinh viên học sinh ít vô cà phê Tùng.
- Tại sao?
- Mấy ông
nghệ sĩ tóc dài coi cà phê Tùng như trụ sở
của hội nghệ sĩ nên ngồi cà kê dê ngỗng hàng
tiếng đồng hồ, nói ồn ào đủ mọi
truyện trên trời dưới đất. Có xe khách xuất hiện, mấy
ông tất bật xách túi máy ảnh chạy tưởng
như có biến cố gì lớn …
- Thế nào ?
- Không ngon bằng ngày xưa.
- Mi là thằng hoài cổ. Hơn nửa thế kỷ rồi làm sao mi nhớ được vị phở ngày xưa mà so với sánh.
- Khác xưa rõ ràng. Nhìn đĩa rau thì biết. Ngày xưa, đĩa rau chỉ có húng quế, ngò tây và xà lách đắng. Bây giờ, húng quế và giá sống …
Đà
Lạt thay đổi. Nhiều người bạn tôi thất vọng. Họ thất vọng vì Đà
Lạt phát triển lộn xộn không có kế hoạch,
rừng Đà Lạt bị tàn phá, Đà Lạt không còn
lạnh như xưa, Đà Lạt không còn sương
mù. Đà Lạt không còn
đẹp như xưa. Đà Lạt ngày nay không còn đẹp và thơ mộng
như Đà Lạt ngày xưa của họ nữa. Các bạn tôi nhận xét rất
đúng. Nhưng “có ai tắm
được hai lần trong một dòng sông” như nhà
văn người Đức Hermann
Số Phận Những Quyển Luận Văn
Luận văn tốt
nghiệp của tôi có tựa đề Thử Tìm Một
Đường Lối Ngoại Giao Của Nước
Việt Nam Thống Nhất Qua Lịch Sử. Tôi muốn đọc lại
quyển luận văn của tôi. Nếu được tôi sẽ photo lại quyển
luận văn để giữ làm kỷ niệm. Tôi vào thư viện của
trường đại học Đà Lạt. Tôi hỏi anh nhân viên thư
viện. Anh cho biết sau
năm 1975, những quyển luận văn được
đem vào kho có khóa cẩn thận. Sau này mở khóa thì kho trống rỗng. Anh nhân viên thư viện nói rằng
đã có kẻ mở khóa đánh cắp những quyển
luận văn và đem bán giấy vụn. Không ai quan tâm đến sách
vở vào những năm giao thời lúc bấy giờ. Những tác phẩm của
những nhà văn, nhà nghiên cứu tiếng tăm bị
ghép vào tội văn hóa đồi trụy đã bị
tịch thu hay đốt thì xá gì những cuốn luận
văn tốt nghiệp cử nhân của trường
CTKD. Những năm cả
nước phải ăn bo bo, người ta lấy những
quyển luận văn đi bán ve chai để kiếm
tiền mua gạo cũng là bình thường. Tôi không chê
trách gì họ, tôi chỉ tiếc đã mất đi một
kỷ niệm …
Lúc viết luận
văn tốt nghiệp, chúng tôi ở độ tuổi hai
ba, hai bốn, hai mươi lăm, kiến thức còn non,
kinh nghiệm đời còn ít. Vào độ tuổi ấy, tâm hồn chúng tôi trong
trắng, đầy lý tưởng muốn làm những
việc đội đá vá trời cho xã hội đất
nước hơn là cho bản thân mình. Cho nên đôi khi chúng tôi có những
ý tưởng táo bạo, viển vông. Đang chiến tranh khốc
liệt mà đã nghĩ đến đường lối
ngoại giao của một nước Việt
Đó là những ý nghĩ
thô thiển viển vông của tôi ngày xưa. Ngày nay vấn đề ứng
xử với Trung Quốc trở nên nóng bỏng. Ứng xử với Trung
Quốc ngày nay khó nhiều lần hơn ngày xưa. Ngày xưa vấn đề quân
sự là chính. Ngày nay vấn
đề kinh tế văn hóa quan trọng hơn quân
sự. Chế ngự
được kinh tế văn hóa thì lâu dài. Chiếm đóng bằng quân
sự thì ngắn vì quốc tế phản kháng chứ
chưa nói đến sự kháng cự của dân bản
xứ. Việt
Tiếng Rao Hàng Của Thế Kỷ 21
Trằn trọc không ngủ được. Không biết trời đã sáng chưa ? Lắng nghe nhà dưới không thấy tiếng động. Chủ nhà chưa thức. Bỗng nghe tiếng phát thanh oang oang. Giật thót cả người. Tôi đang nằm mơ hay tỉnh. Tiếng phát thanh đem tôi về những ngày đầu của năm 75. Tiếng loa phát thanh của Phường vẫn ám ảnh tôi đến tận hôm nay. Bây giờ lại lùi về những năm đầu 1975 khủng khiếp hay sao ? Nghe tiếng hai vợ chồng chủ nhà. Tôi vội vùng dậy, rửa mặt, thay quần áo rồi xuống nhà dưới. Tôi hỏi bạn tôi :
- Phát thanh gì vậy ?
- Rao hàng chứ phát thanh gì: “Bánh bao nóng đây”. Rao hàng thế kỷ 21. Thu vào máy rồi phát ra to nhỏ tùy ý, khỏi phải mỏi miệng khô cổ.
- Mi nói ông bán bánh bao vặn volume nhỏ vừa đủ nghe. Đà Lạt sáng sớm yên tĩnh, mở volume lớn quá khó nghe và làm nhiều người mất ngủ.
- Sáng mai mi
ăn bánh bao để tao gọi ông tới cho mi có ý
kiến với ông ta.
Xe Khách Sài Gòn Đà Lạt
Tôi đi lên Đà Lạt bằng xe khách Thành Bưởi và trở về Sài Gòn bằng xe khách Phương Trang. Hai xe của công ty Thành Bưởi và Phương Trang đều có máy lạnh mát rượi, khách được phát một chai nước và một khăn lau mặt giấy đựng trong bọc nhựa nylong. Sự việc này đã có cách đây bẩy tám năm nên không có gì đáng nói. Hiện nay có nhiều tiến bộ hơn trước :
Nhờ có nhiều hãng
xe cạnh tranh lành mạnh nên người dân
được hưởng nhiều lợi ích hơn. Biết đâu vài năm sau, khách
đi và đến Sài Gòn sẽ có xe đón và đưa
về nhà miễn phí.
Nếu mọi lãnh
vực đều có sự cạnh tranh lành mạnh thì
đời sống người dân sẽ thoải mái và khá
giả hơn. Trong lãnh vực
chính trị thời Việt Nam Cộng Hòa có cạnh tranh
nhưng thiếu lành mạnh. Các ông bà chính trị gia thậm tha thậm thụt
với chùa, nhà thờ, thánh thất. Đất nước như
chỉ có những đảng lớn Phật Giáo, Thiên Chúa
Giáo. Các đảng chính
trị chuyên nghiệp như Việt Nam Quốc Dân
Đảng, Đại Việt … chỉ là những bóng
mờ. Bầu cử Thượng
Viện năm 1967, hai liên danh Hoa Sen và Bông Huệ đắc
cử. Liên danh Sư Tử Cầm
Bút của giáo sư đại học do thầy Vũ Quốc
Thúc làm thụ ủy thất cử. Chính trị thời Cộng Hòa Xã
Hội Chủ Nghĩa Việt Nam chỉ có một
đảng Cộng Sản nên không có cạnh tranh, không có
cạnh tranh thiếu lành mạnh và cũng không có cạnh
tranh không lành mạnh. Anh
bạn H của tôi nói : “Thật ra vẫn có cạnh tranh trong thời Cộng
Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Lãnh đạo
Cộng Sản Trung Quốc và Việt
Mong rằng trong mọi lãnh vực của đất nước có sự cạnh tranh lành mạnh như hai hãng xe Thành Bưởi và Phương Trang để đất nước sớm giàu mạnh như Đại Hàn và Nhật Bản.
Biết Đâu Địa Ngục Thiên Đàng Là Đâu
Tôi được dự một buổi họp mặt của sinh viên tốt nghiêp Hán Nôm năm 1988. Họ ở nhiều nơi trên đất nước về qui tụ tại Đà Lạt. Bạn tôi là thầy của họ nên tôi được mời dự. Ngồi cạnh tôi là anh M, cựu giáo sư chữ Nôm. Anh M chỉ được dậy một năm thì bị nhà trường cho nghỉ việc vì lý do anh là sĩ quan của chế độ cũ mặc dù bạn tôi nói M là giáo sư chữ Nôm rất giỏi. Hiện nay anh M mở dịch vụ bán Trướng Liễn Hoành Phi Câu Đối và hướng dẫn về thủ tục nghi lễ để sinh sống. Tình thầy trò thật đáng trân trọng. Sinh viên đều có địa vị trong xã hội. Người làm trưởng phòng vật tư, người là hiệu trưởng trường trung học, người làm trưởng một phòng của đài truyền hình thành phố Sài Gòn, người có địa vị cao nhất là phó chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh. Tôi đoán tất cả đều là đảng viên. Họ biết anh M và tôi là sĩ quan chế độ cũ. Sinh viên gọi anh M bằng thầy và xưng là em. Cũng có vài người gọi tôi là thầy và xưng em. Họ săn sóc thức ăn và nước uống cho chúng tôi chu đáo, nói năng kính cẩn lễ phép và vui vẻ.
Sau
những câu truyện xã giao thăm dò, tôi và anh M khám phá ra
rằng không những là đồng môn tại Viện
Đại Học Đà Lạt, chúng tôi còn là đồng
môn tại trường Quốc Học. Sau đó chúng tôi còn biết
mối liên hệ khác giữa hai chúng tôi. Anh M là em cột chèo với ông
cậu vợ tôi. Gia đình
ông cậu vợ hiện đang sống trong cùng thành phố
- Tôi đang đọc quyển Biết Đâu Địa Ngục Thiên Đường. Quyển này viết về cuộc đời của thầy Nguyễn Khắc Dương.
Thầy Dương là giáo sư Triết, Viện Đại Học Đà Lạt. Cuộc đời thầy khắc khổ như một nhà tu. Quyển sách viết về cuộc đời thầy Dương chắc cũng không hấp dẫn nên tôi im lặng. Anh M nói tiếp :
- Trước
đây thằng con tôi hỏi: Sau 1975, ba cảm thấy
thế nào? Tôi trả lời: Mất mát rất
nhiều. Đọc quyển
Biết Đâu Địa Ngục Thiên Đàng, tôi kêu
thằng con trai và nói: Ba đã nhận định sai. Trong
quyển này cũng có nhắc tới thằng K.
Hai
chi tiết anh M thêm vào: sự mất mát của những
người theo Cộng Sản cũng rất to lớn và
nhân vật K đã khiến tôi muốn đọc quyển
truyện. K là cán bộ
Cộng Sản nằm vùng. Lúc
tôi là sinh viên năm thứ tư CTKD, K là sinh viên văn khoa
Triết năm thứ nhất. K ở lầu I. K thỉnh
thoảng đến cửa sổ phòng tôi, lầu II
đại học xá, để nói chuyện với chúng tôi. Sau này tôi nghe K bị lộ. K thoát được cuộc lùng
bắt của công an Việt Nam Cộng Hoà nhờ thầy
Dương che dấu K một tuần trong nhà thầy. Nay K, bí danh Ba Định, là
đại tá công an hồi hưu.
Anh
M điện thoại cho anh L chủ tiệm sách Duy Tân
để hỏi mua cho tôi một quyển. Anh L trả lời sách đã bán
hết. Thứ ba tuần sau
mới có sách. Ngày mai chủ
nhật tôi đã dời Đà Lạt nên anh L đề
nghị anh M trao cho tôi quyển sách của anh, thứ ba
tuần sau, anh M mua cuốn khác. Anh M tặng tôi cuốn sách anh đọc chưa xong.
Tác giả truyện Biết Đâu Địa Ngục Thiên Đàng là ông Nguyễn Khắc Phê, em ruột của thầy Dương. Theo lời giới thiệu ở bìa quyển truyện: Ông Phê là hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam. Nguyên là Tổng biên tập Tạp chí Sông Hương. Hiện là chi hội trưởng nhà văn tại Huế. Trong quyển Biết Đâu Địa Ngục Thiên Đàng, ông kể lại những biến cố gia đình ông trải qua từ trước 1945 đến sau 1975. Những sự kiện ông kể lại hầu hết mọi người đều đã biết qua sách báo. Những sự kiện đó hầu hết không còn xẩy ra ngày nay nữa. Bìa sau của quyển sách nhà văn Nguyễn Khắc Phê đã nêu lý do ông viết quyển tiểu thuyết “Biết đâu địa ngục thiên đàng là đâu là câu Kiều mà bà mẹ thốt lên đau đớn khi cậu Tú Tâm con nhà quan “chạy trốn” người vợ sắp cưới, bỏ nhà đi tu. Mà đâu chỉ với cậu Tú Tâm, trong cuộc đời “dâu bể”, câu Kiều ấy ứng với nhiều nhân vật, nhiều cảnh ngộ …
Tiểu thuyết miêu tả những số phận trải qua mấy chục năm đầy biến động của đất nước nên không thiếu những tình huống éo le, bi thảm, nhưng tác giả cũng dành nhiều tâm huyết miêu tả những cảnh đời bình dị, êm đẹp ở một làng quê, với tình mẹ con, họ hàng, làng xóm đầm ấm - vẻ đẹp truyền thống và là cội nguồn của sức mạnh Việt Nam “
Nhà văn Nguyễn Khắc Phê đã nêu lên một vấn đề vô cùng hệ trọng của dân tộc đó là truyền thống gắn bó giữa anh em, họ hàng, bà con, thầy trò, bạn bè, hàng xóm láng giềng của dân tộc. Truyền thống tốt đẹp đó được nhiều nhà nghiên cứu ngoại quốc thừa nhận. Tôi xin trích nguyên văn bản tin được đăng trên báo Người Việt Tây Bắc số 1952 thứ sáu ngày 27 tháng 8 năm 2010, trang 49 : “ Theo Daniel Ayala, trưởng dịch vụ toàn cầu của Wells Fargo, điều duy nhất chỉ có ở Việt Nam là người ta gửi tiền về cho cả tông chi họ hàng chứ không phải chỉ cho những người ruột thịt. Ngoài ra còn dùng tiền để giúp phát triển kinh doanh nữa. Mark Sidel, một giáo sư ngành luật ở University of Iowa, người chuyên nghiên cứu về sự luân lưu tiền tệ theo lối này nhận xét rằng, trong những năm gần đây, càng có nhiều người Việt gửi tiền về nước vì tính cách từ thiện gồm cả việc liên hệ đến y tế và giáo dục.”
Theo
thiển ý của tôi, truyền thống mà nhà văn
Nguyễn Khắc Phê nêu ra còn quan trọng hơn phát
triển kinh tế. Kinh tế
là việc cấp thời trước mắt, phải giải
quyết trước. Nay kinh
tế Việt
Đọc xong quyển Biết Đâu Địa Ngục Thiên Đàng, cá nhân tôi có nhận xét, nhà văn Nguyễn Khắc Phê viết để bào chữa cho đảng Cộng Sản về những lỗi lầm mà họ gây ra trong thời gian đã qua một cách kín đáo nhẹ nhàng. Ông kín đáo nhẹ nhàng vì có lẽ trong thâm tâm ông Phê và mọi người Việt đều cho rằng những lỗi lầm trong thời gian từ 1954 đến 1980 không thể bào chữa. Ông Phê đã đặt tựa đề cho quyển sách là Biết Đâu Địa Ngục Thiên Đàng. Thời điểm trước kia thì đúng, chẳng ai biết đâu là địa ngục đâu là thiên đường mà lựa chọn. Cuộc sống của những người đi theo kháng chiến sống trong rừng thiêng nước độc chắc chắn là hạnh phúc và cao quí hơn những người ở lại thành thị và theo Pháp. Nhưng từ năm 1954 đến 1975 thì lại khác. Ngày nay chắc chắn mọi người biết đâu là địa ngục, còn đâu là thiên đường thì còn đang tìm kiếm. Tuy nhiên, một nhà văn còn tại chức, còn có chức có quyền đã viết lên những sự việc sai lầm đã qua là một bước tiến đáng kể trong tiến trình đổi mới. Nhà văn Nguyễn Khắc Phê biểu lộ tình cảm kính yêu đối với người anh ruột của mình. Ông không còn coi thầy Dương là phần tử phản động. Tôi chắc chắn nhà văn Nguyễn Khắc Phê còn có nhiều điều muốn nói mà chưa dám nói hay chưa đến lúc được phép nói. Mong lắm thay …
Niềm Vui
Ngày đầu tiên ở nhà bạn, trước mặt vợ và hai đứa cháu một nội, một ngoại, bạn tôi nói với tôi :
- Trong thời
gian mi ở đây. Mi muốn ăn chi, cứ nói để
vợ tao nấu. Thứ hai mi
tới Đà Lạt là đất của tao, mọi
việc để tao lo. Thứ ba nghiêm cấm mua quà cho hai
đứa cháu tao.
Suốt
thời gian ở Đà Lạt, mọi chi phí ăn
uống, giải khát, trừ việc trả phí tổn lên đỉnh
Lâm Viên, đều do bạn tôi thanh toán.
Hai
vợ chồng bạn tôi là hai nhà giáo hưu trí. Chồng
vẫn đi dạy thêm bán thời gian để kiếm
tiền chi phí cho hội Hoàng Gia – Già Hoang của mấy ông
già hưu trí hội họp vui chơi vào sáng thứ bảy
hàng tuần. Vợ nhất
định về hưu, không nhận thêm giờ dạy
để ở nhà dạy dỗ hai đứa cháu. Thu
nhập của hai anh chị cũng phải kể thêm
khoản tiền bốn đứa con đưa hàng tháng
để trả ơn công dưỡng dục và trả
công ông bà trông nom dạy dỗ các cháu. Hai vợ chồng bạn tôi là những
nhà giáo quí báu còn lại trong xã hội hỗn tạp, đầy
cạnh tranh. Họ có đời
sống trong sạch, đạm bạc, không đua đòi,
thanh nhàn và hạnh phúc. Tôi là
Việt kiều được người trong
nước hậu đãi. Trước đây sự kiện này không xảy
ra. Bây giờ là những việc
bình thường và đôi khi gây ngạc nhiên cho nhiều
Việt Kiều vì được người trong
nước mời dự tiệc tại những nhà hàng
sang trọng mà bản thân họ chưa chắc đã dám
bước chân vào.
Mừng
cho bạn tôi và mừng cho tôi.
Các
bạn đã ăn xong bát cơm nguội. Xin chân thành cám ơn.
Nguyễn Đức Quang Già
Cơ
Ghi Chú : Say đây
là nguyên văn bài Cây Thánh Giá Trên Tháp Năng Tĩnh của
tác giả Hương Bình.
Cây Thánh Giá Trên Tháp
Năng Tĩnh
Trường
Đại Học Đà Lạt ngày nay có nhiều thay
đổi về mọi mặt. Các giảng đường cũ đã được
sửa chữa, tân trang lại nhưng tên các giảng
đường cũ thì đã bị xáo bỏ. Đôn Hóa, Hòa Lạc, Cư
Dị, Hội Hữu, Năng Tĩnh, Sinh Viên Vụ, con
thuyền Dị An, Thụ Nhân, Đạt Nhân,
Thượng Hiền, v.v. đã bị xóa bỏ. Giờ đây chẳng còn ai
nhớ đến. Cũng có
mấy giảng đường mới xây dựng thêm,
rất khang trang, đẹp đẽ và hiện
đại.
Lúc
đất nước có chiến tranh hỗn loạn,
một số người đã di tản ra nước
ngoài vì sợ hãi. Trong dòng
người di tản, có những giáo sư, sinh viên của
Viện Đại Học cũ. Nay đất nước đã ổn định, yên
bình nên trong các dịp lễ, có nhiều người đã
về thăm lại quê hương nơi cội nguồn
của mình. Khi về thăm
trường cũ, chắc quí vị thấy Viện
đã thay đổi rất nhiều nhưng nếu có
vị nào để ý nhìn lên tháp Năng Tĩnh thì không còn
thấy cây thánh giá đứng trên đỉnh tháp mà thay vào
đó là một ngôi sao năm cánh, màu đỏ. Có thể quý vị nghĩ là cây
thánh giá đã bị đập bỏ đâu rồi
nhưng không, cây thánh giá vẫn còn đứng nguyên đó và
được ngôi sao bao phủ. Trong lòng ngôi sao, thánh giá đã dang hai cánh để
đỡ lấy ngôi sao đứng giữa Trời yên
ổn.
Năm
1975 Ban Quân Quản và Giáo Sư Nguyễn Lam Kiều tiếp
quản Viện Đại Học, phối hợp với
nhân viên của Viện canh gác bảo vệ cho Viện. Đến đầu năm 1976
thì có ba giáo sư ở Hà Nội vào tiếp nhận: Giáo Sư Hiệu Trưởng
Trần Thanh Minh, Giáo Sư Phó Hiệu Trưởng Phạm
Bá Phong và anh Nguyễn Hữu Mỹ. Cả ba vị ghé qua nhà thăm và
nhờ tôi làm giúp một số việc kỹ thuật, máy
móc cho văn phòng. Tiếp theo
giao cho tôi nhiệm vụ làm một ngôi sao năm cánh
lắp trên tháp Năng Tĩnh, bao phủ cây thánh giá và làm cho
kịp ngày khai giảng. Sau
một hồi, tôi suy nghĩ có lẽ Ban Giám Hiệu tế
nhị, không muốn đập bỏ cây thánh giá nên làm ngôi
sao phủ thánh giá lại và ngôi sao là tượng trưng
cho ngày khai giảng. Nghĩ
vậy nên tôi nhận sơ đồ để thực
hiện ngôi sao. Sau đó tôi leo
lên đỉnh tháp, đo chiều cao, chiều ngang thánh giá
và tính sức nặng của ngôi sao và sức cản
của gió vì trên cao có những lúc gió thổi rất
mạnh. Đo và tính xong, tôi
báo cho Ban Giám Hiệu ngôi sao phải làm vật liệu
bằng sắt chữ U và L, lợp tôn dày một ly. Ban Giám Hiệu bảo thủ kho
giao cho tôi đủ vật liệu cần dùng và bảo tôi
phải làm xong trước ngày khai giảng hai tuần
lễ. Tôi làm ngôi sao mất 10
ngày, sơn phết xong giao ngôi sao tại sân đậu xe
A2. Quý vị kiểm tra
chất lượng và nghiệm thu xong, chỉ chờ
đưa lên lắp mà thôi. Nhưng hơn một tuần, chưa thấy ai
đưa ngôi sao lên.
Một
buổi sáng, tôi sắp đi làm công trình thì quý vị lại đến nhờ tôi tìm
cách nào đưa ngôi sao lên cho kịp ngày khai giảng vì
không có nơi nào nhận làm. Cầu Đường thì nhận đưa lên
lắp - họ đã làm bản vẽ: đóng một gián
đi quang tháp, cao tới đỉnh tháp để
đưa ngôi sao lên (tốn mất 2 triệu đồng) nhưng
nay họ hồi lại, bảo không làm được ngay
mà phải chờ ba tháng nữa mới làm
được. Nhưng nay
chỉ còn năm ngày nữa là trường khai
giảng. Họ đưa
giàng giáo cho tôi xem. Tôi nói là làm
theo cách này thì một tháng chưa chắc đã xong: để tôi làm theo cách của tôi
thì may ra kịp ngày khai giảng.
Thật
ra, nếu vào thời điểm bây giờ thì ngôi sao đó
chỉ nửa ngày là làm xong hết vì bây giờ đã có xe
cẩu lên tới 100 mét nhưng vào thời 1976 – 77 thì khó lòng
tìm đâu ra loại cần cẩu đó. Do đó, phải dùng sức
người. Tôi chỉ còn
bốn ngày để lo tìm cách đưa ngôi sao lên
đỉnh tháp cao 48 m. Tôi lo
hàn các bánh xe ròng rọc, mượn giây, cây đà sắt và
đà gỗ để làm hai hệ thống dây kéo thẳng
đứng theo tường tháp, một hệ thống kéo
ngôi sao và một hệ thống bảo đảm an toàn cho
ngôi sao và công nhân. Sắp
xếp xong, tôi đến xin Ban Giám Hiệu 20 người
phụ giữ dây chằng hai cánh ngôi sao và ba người có
thể leo lên đỉnh tháp phụ cho tôi lắp ngôi sao.
Sáng
hôm sau tôi sắp xếp hai bên có 20 người giữ dây
chằng, còn ba người leo lên tháp là anh Trần Tưng,
Giáo Sư Nguyễn Hồng Giáp và anh Nguyễn Văn Quang. Chỉ chờ quan khách vào đông
đủ là tôi ra hiệu cho kéo ngôi sao lên, từ từ theo
sát tường. Lúc đó, gió
thổi ngôi sao bay như diều ở dưới hai bên dây
chằng. Khó khăn lắm
mới ghì kéo được ngôi sao vào gần tháp. Lúc đó
chúng tôi mới nắm được cánh ngôi sao kéo vào
vị trí. Ba người lo
giữ ngôi sao để tôi leo ra cánh ngôi sao lắp bù –
lơng siết các cánh ngôi sao cho ôm cứng vào cây thánh giá.
Ngày
nay đã 30 năm trôi qua, cây thánh giá vẫn đứng
vững trong lòng ngôi sao và dang hai cánh đỡ ngôi sao
đứng sừng sững giữa khung trời
đại học.
Đà
Lạt, ngày 30 tháng 04 năm 2005
Hương Bình