Càng Lâu, Càng Lún (Thi Phương HNN)

18 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 20922)
Càng Lâu, Càng Lún (Thi Phương HNN)


CÀNG LÂU, CÀNG LÚN

Thi Phương HNN


image001_18 


 

Cuộc khủng hoảng suy thoái của khu vực đồng Euro (Eurozone) 17 nước bên kia bờ Đại Tây Dương đúng là một tấn bi kịch ngoài khả năng tiên liệu của ngay cả những bậc thức giả, những nhà khoa học dự tri chuyên môn nhất, sắc sảo nhất của thế giới này. Bắt đầu từ năm 2008, đồng thời với cuộc khủng hoảng ở Mỹ, nay cuộc khủng hoảng tài chánh và kinh tế ở châu Âu đã đi được nửa đoạn đường của năm thứ sáu, và chưa ai dám nói đã thấy có ánh sáng le lói ở cuối đường hầm. Thậm chí người ta cũng dè dặt không dám phát biểu tình hình đã được kiểm soát, và căn bệnh đã được thuyên giảm. Khối Eurozone đã ngập sâu trong tình hình phức tạp này bởi vì tổ chức của nó không có tiền lệ (17 nước chung một đồng tiền nhưng mỗi nước vẫn giữ chủ quyền tài chánh biệt lập) cho nên cuộc khủng hoảng này cũng chẳng có phương cách chữa trị nào có sẵn để cho người ta áp dụng thay vì cứ phải mầy mò thử nghiệm hết cách này đến cách khác như năm sáu năm qua.

Vào đầu tháng sáu, Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) tập họp phần lớn các nước phương tây tiên tiến đã công bố những con số về công ăn việc làm của khu vực này, và người ta đã thấy hai kết luận đương nhiên có thề rút ra từ đó: thứ nhất, tình hình thất nghiệp ở nhiều nước trong khối này chưa cải thiện nổi, và thứ hai sự “không đồng đều” giữa các nước trong chuyện công ăn việc làm ngày càng lộ rõ.

 Theo những con số chính thức, nạn thất nghiệp trong khu vực đồng euro lại đạt một cao điểm mới trong tháng tư vừa qua. Tỷ lệ thất nghiệp đã được điều chỉnh theo mùa của toàn khu vực trong tháng này là 12.2%, so với 12.1% của tháng trước đó. Tính tổng quát, cứ tám người thì có gần một người không kiếm ra được việc làm. Có thêm 95.000 người mất việc trên toàn 17 nước đang sử dụng đồng euro làm đồng tiền chung, đưa con số tổng cộng người không có công ăn việc làm lên mức 19.38 triệu. Đáng ghi nhận, cho dù không gây mấy ngạc nhiên cho người theo dõi, là tỷ lệ này ở Tây Ban Nha và Hy Lạp vượt quá mức 25% - có nghĩa là cứ bốn người thì có một người không có việc làm. Ở Hy Lạp, tỷ lệ thất nghiệp là 27% trong tháng hai, Tây Ban Nha chỉ thấp hơn một tí (26.8%), và đứng thứ ba là nước láng giềng Bồ Đào Nha (17.8%). Ngược lại, nơi ít người thất nghiệp nhất là nước Áo, tỷ lệ này chỉ có 4.9%. Con chim đầu đàn của Eurozone là nước Đức đang cố chống đỡ với tỷ lệ thất nghiệp ở mức 5.4%. Cũng được xem là thấp nhất là Luxembourg với tỷ lệ 5.6%. Thất nghiệp ở Ý là 12%. Pháp là nước có nền kinh tế lớn thứ nhì của khu vực này, chỉ sau nước Đức. Con số người thất nghiệp ở nước Pháp lên một kỷ lục mới ở mức 11% vào tháng tư. Theo ông Frederik Ducrozet, một nhà kinh tế làm việc với Ngân hàng Nông Tín (Credit Agricole) ở Paris, “Chúng ta khó thấy được sự ổn định trong lĩnh vực nhân dụng trước giữa sang năm. Và cho đến lúc đó, bức tranh về thị trường lao động ở Pháp vẫn còn suy đồi”. Để tiện so sánh, ta có thể nhắc lại tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ là 7.5%. Một nước châu Âu lớn nhưng không nằm trong Eurozone, là nước Anh, có tỷ lệ thất nghiệp là 7.5% - tương đương với tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ.

 Khi nhìn đến tình trạng thất nghiệp của một nền kinh tế, những người quan sát thường để ý đến ảnh hưởng của thị trường lao động đối với giới trẻ. Học cho ra trường mà kiếm không ra việc làm thì cũng như không. Tuổi trẻ mà không có việc làm, đúng là một điều u ám cho xã hội, nay và mai sau. Nạn thất nghiệp trong giới trẻ vẫn còn là một mối quan tâm đặc biệt đối với những người lãnh đạo Eurozone. Vào tháng tư, có khoảng 3.6 triệu người dưới 25 tuổi bị mất việc trong những nước thuộc khu vực này. Tính ra, tỷ lệ thất nghiệp của giới trẻ lên đến 24.4% - cũng gần một trong bốn người. Những con số từ chính phủ Ý công bố càng kinh khủng hơn: có đến 40.5% giới trẻ ở nước này thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ ở Tây Ban Nha là 56.4%, ở Bồ Đào Nha là 42.5%, Tuy nhiên, như ta có thể đoán được, thất nghiệp ở Hy Lạp trong giới trẻ là 62.5%. Thất nghiệp trong giới trẻ ở Anh cũng cao ở mức 20.2%. Thấp nhất là tại Đức Quốc (7.5%) và Áo (8%). Con số này ở nước Mỹ tối thiểu cũng phải là 16.1%.

 Tình hình thị trường nhân dụng của châu Âu vốn chẳng mấy sáng sủa, nay dường như thêm tăm tối. Một số nhà kinh tế cho rằng đó chính là một trong những hiệu ứng dây dưa nhất của cuộc khủng hoảng hiện nay mà bắt đầu là ở lĩnh vực tài chánh của các nước Eurozone. Nét chung nhất như chúng ta đã thấy là nạn thất nghiệp tăng vọt trong năm ngoái tại những nước nằm ở trung tâm cuộc khủng hoảng này – đó là những nước Hy Lạp, Cyprus, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Và nay người ta đang lo ngại trước một “mục tiêu” mới, là Slovenia, nơi nạn thất nghiệp cũng đang bộc phát mạnh, và người ta xem đây là “ứng viên” gần gũi nhất trong tương lai cần phải được giải cứu tài chánh, tức là cho ngân hàng chính phủ vay ào ạt để chận đứng sự đào thoát ngân quỹ. Ngoại lệ duy nhất như chúng ta đã thấy là Ireland, một nước cũng từng phải nhận tài chánh cấp cứu (bailout rescue), nhưng nay nạn thất nghiệp đã giảm được cả một chấm rưỡi (1.5%) trong vòng mười hai tháng qua. Những con số mà báo cáo của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) đưa ra liên quan đến “thế hệ bị lạc lối” chắc chắn báo hiệu một cuộc khùng hoảng xã hội nghiêm trọng đang chực chờ đâu đó. Trong vòng 12 tháng, đã có thêm 1.6 triệu người thất nghiệp trong vùng Eurozone. Con số này đã tăng liên tục trong 24 tháng liên tiếp vừa qua. Trong khi đó, nếu nhìn rộng ra toàn Liên Âu 27 nước (tức Eurozone cộng với 10 nước không nằm trong khu vực này), tỷ lệ thất nghiệp còn đứng vững ở mức 11%.

Đây là cuộc suy thoái kéo dài nhất kể từ khi khu vực này được thành lập chính thức vào năm 1999. Mức lạm phát 1.4% hiện nay của nó là ở dưới chỉ tiêu 2% mà Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đặt ra. Khi lạm phát thấp quá, tức giá cả gia tăng không đáng kể, nền kinh tế được coi như thiếu “sức”, giới kinh doanh có thể có phản ứng dè dặt trong đầu tư vào sản xuất. Chi tiêu của người tiêu thụ vẫn còn èo uột. Những con số được đưa ra trong báo cáo này cho thấy ngành bán lẻ ở ngay tại Đức cũng giảm đi 0.4% trong tháng tư so với tháng trước đó.

Đầu tuần này, tồ chức OECD đã tiên đoán nền kinh tế của Eurozone sẽ giảm đi 0.6% tồng sản lượng trong năm nay. Báo cáo của OECD đã thúc giục Ngân hàng ECB, một loại “ngân hàng trung ương” của một nước, hay tương đương với Quỹ Dự Trữ Liên bang của Mỹ (mà người lãnh đạo hiện nay là ông Chủ tịch Ben Bernanke) phải mạnh dạn đưa ra những biện pháp kích thích để thúc đẩy tăng trưởng mạnh hơn. Báo cáo cho rằng với nhịp độ tăng trưởng này, kinh tế của Eurozone sẽ còn tuột hậu xa hơn kinh tế của Mỹ hay Nhật Bản là những nước có mức tăng trưởng mạnh hơn. Ước tính cho nền kinh tế của Anh cũng chỉ được 0.8% năm nay và 1.5% năm tới. Trong khi đó, Pháp đã tuột trở lại vào nạn suy thoái trong ba tháng đầu năm nay, và nay đang cần hai năm nữa để hoàn tất chương trình “khắc khổ’ của họ - tức là những biện pháp “thắt lưng buộc bụng” về ngân sách, cắt giảm chi về xã hội và đóng băng tiền lương cùng những khoản trợ cấp trong một thời gian… Những nước Tây Ban Nha, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Hòa Lan và Slovenia cũng được cho thì giờ rộng rãi hơn để thực hiện chương trình siết lại tài chánh. Đối với giới quan sát, đây là những chỉ dấu cho thấy sự nhượng bộ của Đức trước áp lực của các nước thành viên muốn nước Đức lãnh đạo Eurozone phải nhẹ tay trong khảo hướng khắc khổ để cho người dân được nhờ và giảm đi những nguy cơ xáo trộn chính trị ở một số nước đang rất căng thẳng như Hy Lạp, Ý, Tây Ban Nha… Khắc khổ chính là trọng điểm của đường lối của Đức, vì bà Thủ tướng Angela Merkel không thể cứ tung tiền ra cứu từ nước nay đến nước khác. Người dân Đức không hề muốn vai trò hào hiệp này và vẫn cho rằng những nước thành viên khác lợi dụng việc phải gìn giữ ngôi nhà Eurozone để bắt bí nước Đức. Trong khi đó, những nước khác ăn quen, nhịn không quen, người dân thì biểu tình chống khắc khổ, các chính phủ thì cứ lúng túng không biết làm sao.

Nếu chúng ta phải để ý đến cuộc khủng hoảng bên kia bờ, chính là vì một lời cảnh cáo từ báo cáo Economic Outlook (Tầm Nhìn Kinh Tế) được đưa ra hai lần một năm của OECD. Họ nói sự suy yếu kinh tế kéo dài của châu Âu có thể tác hại đến nền kinh tế toàn cầu. Cuộc khủng hoảng tài chánh này của châu Âu vẫn là đám mây đen lơ lửng trên vòm trời kinh tế toàn cầu. Có thể nó đã giảm đi phần nào. Sự đe dọa của nó không còn có tính cách tức thời như ta thấy vào hồi đầu. Thế nhưng những nhà kinh tế của OECD vẫn còn phải lo lắng nhiều. Họ quan tâm đến mức đã phải đưa ra lời kêu gọi khá bất thường là ECB cần đưa một trong những lãi suất căn bản của họ xuống dưới mức số không – cho những ngân hàng có tiền ký thác tại ECB. Ủy ban châu Âu thì đề nghị sáu nước, trong đó có Pháp, Tây Ban Nha và Slovenia, được nhiều thì giờ hơn để đưa mức vay của chính phủ xuống dưới mức 3% lợi tức quốc gia. OECD tiên đoán mức tăng trưởng của toàn khối 34 nước trong tổ chức này là 1.2% năm nay và 2.3% sang năm.

Eurozone được thành lập vào thời hậu chiến tranh lạnh, trong tham vọng của những nước châu Âu nói chung và đặc biệt của Đức là mở ra một thế lực kinh tế mới bằng cách kết hợp các nền kinh tế của châu Âu làm một trong thời kinh tế toàn cầu hóa để có sức cạnh tranh với Mỹ và khống chế được Trung Quốc. Vì tham vọng này mà người ta quá vội vàng trong việc soạn thảo và chấp nhận một cơ chế lãnh đạo, điều hành, qui định trách nhiệm lỏng lẻo, cho nên gặp khi khủng hoảng thì cái “Hiệp Chủng Quốc châu Âu” này không có được một sự lãnh đạo thống nhất và mạnh để vượt qua sóng gió.

Nay người ta đang tính đến chuyện viết lại “hiến pháp” - những luật lệ của khối này, xác định quyền lực của lãnh đạo trung ương và kỷ luật tuân phục của các nước thành viên. Đây đương nhiên là việc hơi trễ, và không dễ dàng. Tuy nhiên, cho dù trễ và không dễ, chắc chắn đó là việc người ta phải làm để tránh một cuộc khủng hoảng tương tự tái diễn và có thể còn khủng khiếp hơn mức hiện nay. 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Giêng 2023(Xem: 2914)
"Cách đây hơn 50 năm, chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Lyndon Baines Johnson tuyên bố "súng là công cụ chính gây nên cái chết của giới tội phạm Mỹ" và nói rằng vấn đề này "chính là kết quả từ thái độ bình thường của nền văn hóa chúng ta đối với súng đạn và di sản công dân được trang bị vũ khí, tự bảo vệ mình".
03 Tháng Mười Một 2022(Xem: 3059)
"Bắt đầu từ cuộc bầu cử tổng thống năm 2000, báo đài ở Mỹ bắt đầu sử dụng hai màu xanh và đỏ để phân biệt ảnh hưởng của hai đảng tại các tiểu bang."
14 Tháng Mười 2022(Xem: 3703)
"Trước khi chết, Sarina Esmailzadeh, 16 tuổi, nói rằng thế hệ của cô muốn sống như những người trẻ ở New York"
12 Tháng Mười 2022(Xem: 3593)
"Vụ nữ đại gia Trương Mỹ Lan, chủ nhân tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bị bắt trong một vụ án kinh tế sẽ là bước đầu tiên để khui ra và ‘đốt lò’ các vị tai to mặt lớn từ đương chức đến đã nghỉ hưu, theo nhận định của nhiều nhà quan sát ở Việt Nam."
10 Tháng Mười 2022(Xem: 3430)
"Một cuốn sách của hai tác giả Phương Tây nêu ra ba lý do khiến nền tảng quyền lực của Đảng Cộng sản và Nhà nước XHCN ở Việt Nam rất bền vững."
17 Tháng Chín 2022(Xem: 3246)
"Giờ đây, tuy vẫn làm chủ cuộc chơi, nhưng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với nhiều đợt sóng ngầm trong nội bộ. “Bộ Tam” về tổng thể, tuy không còn cố kết với nhau như cách đây mấy tháng. Các chân ghế của “Bộ Tam” cũng đang lần lượt bị rung lắc dữ dội."
13 Tháng Chín 2022(Xem: 3007)
"Nhiều sự kiện thời sự khiến tiểu nhân chợt nhớ Nguyễn Công Hoan (1903 – 1977) và “Người ngựa, ngựa người” - truyện ngắn khoảng 3.000 chữ, viết đầu thập niên 1930, lúc Việt Nam còn thuộc Pháp, kể lại đêm giao thừa của một người phu kéo xe - của cụ (1)..."
08 Tháng Chín 2022(Xem: 2919)
"Năm 1904, Halford John Mackinder – nhà địa lý học người Anh – từng nói: « Ai thống trị được "Heartland" thì chỉ huy cả thế giới »... Hơn một thế kỷ sau, cuộc chiến giành « Heartland » giữa Mỹ và Trung Quốc diễn ra gay gắt hơn bao giờ hết."
12 Tháng Tám 2022(Xem: 3154)
“Không có ai được quyền đứng trên luật pháp ở đất nước này”, ông Merrick Garland, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã nói như thế vào ngày 20/7, khi được các phóng viên hỏi."
07 Tháng Bảy 2022(Xem: 3173)
"Nhan đề trang bìa nhiều báo tập trung vào các hiểm họa hàng đầu với thế giới đương đại. Courrier International nói về nạn đói đe dọa các quốc gia nghèo nhất với việc Nga sử dụng "vũ khí lúa mì". L’Express ám ảnh bởi nỗi lo sợ "bội chi ngân sách công" không sớm thì muộn dẫn đến thảm họa."
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468