Nga-Trung bị chỉ trích về Syria (BBC)

05 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 26402)
Nga-Trung bị chỉ trích về Syria (BBC)


Nga-Trung bị chỉ trích về Syria


Cập nhật: 04:32 GMT - chủ nhật, 5 tháng 2, 2012


image001_239-content










Giới vận động nói việc Nga và Trung Quốc phủ quyết dự thảo LHQ về Syria là tạo điều kiện cho chính quyền Damascus 'tiếp tục giết chóc'.

Ủy ban Quốc gia Syria, nhóm đối lập của người Syria, thì kêu gọi Bắc Kinh và Moscow đổi ý.

Quyết định phủ quyết của hai nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an đã gây tức giận trong giới ngoại giao phương Tây. Các nhà vận động cũng đã tổ chức biểu tình trước sứ quán Syria ở nhiều nơi trên thế giới.

Tại Syria, có tin hàng chục người thiệt mạng hôm thứ Bảy trong một ngày thuộc loại đẫm máu nhất kể từ khi đợt biểu tình bắt đầu tháng Ba năm ngoái.

Các nhóm nổi dậy cho hay chính quyền đã tấn công thành phố Homs vào tối thứ Sáu, dùng xe tăng và pháo kích đánh vào các khu dân cư.

Một nhóm đối lập nói 62 người đã chết ở Homs, trong khi các nhóm khác cho hay con số người chết trên 200.


Quyền phủ quyết

Nga và Trung Quốc một lần nữa đã dùng quyền phủ quyết của mình để đóng băng một dự thảo nghị quyết về Syria trong phiên biểu quyết tại Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc hôm thứ Bảy ngày 4/2.

Dự thảo nghị quyết này phản ánh kế hoạch của Liên đoàn Ả Rập kêu gọi ‘một quá trình chuyển tiếp sang một hệ thống chính trị dân chủ, đa nguyên do người Syria lãnh đạo’.

Ngoài lá phiếu chống của Nga và Trung Quốc, dự thảo nghị quyết đã được toàn bộ 13 quốc gia thành viên khác của Hội đồng bảo an ủng hộ.

Nga cho rằng dự thảo nghị quyết chỉ nhắm vào một mình chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad và không có các biện pháp ngăn chặn các nhóm vũ trang đối lập với ông Assad.

Vitaly Churkin, đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc, phát biểu rằng dự thảo nghị quyết này thiếu sự cân bằng.

 “Không may là một số thành viên có thế lực của cộng đồng quốc tế... đã và đang phá hoại cơ hội đạt đến giải pháp chính trị, kêu gọi thay đổi chế độ và đẩy phe đối lập lên nắm quyền,” ông lên án.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov sẽ có cuộc nói chuyện với ông Assad ở Damascus vào thứ Ba ngày 7/2.

Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc Lý Bảo Đông nói nghị quyết này nếu được thông qua sẽ ‘phản tác dụng’.

“Trung Quốc luôn cho rằng trong tình hình hiện tại, tập trung quá mức vào việc gây áp lực đối với chính phủ Syria... hay áp đặt bất kỳ giải pháp nào sẽ không giúp giải quyết vấn đề Syria,” ông nói.

Những người ủng hộ chính phủ ở thủ đô Damascus của Syria đã hoan nghênh lập trường của Nga và Trung Quốc.

“Tôi tin rằng Hội đồng bảo an còn nhiều vấn đề quan trọng hơn để giải quyết... chẳng hạn như nạn đói ở Somalia và [tình trạng bạo lực ở] dải Gaza,” một người ủng hộ chính phủ nói với BBC.

“Chẳng nhẽ Hội đồng bảo an không còn việc gì khác để giải quyết ngoài chúng tôi?”


Phương Tây giận dữ

Các quốc gia phương Tây đã lên án Nga và Trung Quốc phủ quyết nghị quyết.

Mỹ nói việc phủ quyết này là ‘đáng hổ thẹn’, trong khi Anh nói nó ‘làm người dân Syria thất vọng’. Pháp cũng lên án việc nghị quyết về Syria bị phong tỏa tại Hội đồng bảo an.

Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, bà Susan Rice, phát biểu rằng lá phiếu chống của Nga và Trung Quốc cho thấy hai nước này muốn ‘bán rẻ người dân Syria và che chở cho một nhà độc tài.”

“Bất cứ sự đổ máu nào thêm nữa sẽ là do họ tạo ra,” bà nói thêm.

Sau đó bà cũng viết trên trang Twitter rằng bà cảm thấy ‘ghê tởm với việc Nga và Trung Quốc ngăn chặn Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc hoàn thành mục đích duy nhất của mình.’

Ngoại trưởng Anh William Hague phát biểu thái độ của Moscow và Bắc Kinh đã ‘làm người dân Syria thất vọng’ và chỉ càng khích lệ chế độ tàn bạo của Tổng thống Assad gia tăng bắn giết.

Từ Paris, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy phát biểu trong một thông cáo rằng ông ‘cực lực lên án’ sự phủ quyết của Nga và Trung Quốc.

Tuy nhiên ông cũng nói thêm rằng nước ông sẽ không từ bỏ nỗ lực tìm kiếm giải pháp cho cuộc khủng hoảng tại Syria.

“Thảm kịch tại Syria phải chấm dứt,” ông nói.

Mohammed Loulichki, đại sứ Marocco tại Liên Hiệp Quốc và là thành viên Ả Rập duy nhất đang có ghế tại Hội đồng bảo an, đã thể hiện ‘sự thất vọng và hối tiếc sâu sắc’ với việc Moscow và Bắc Kinh đã ngăn chặn nghị quyết được thông qua.


‘Thất vọng sâu sắc’


image002_102








Nga vẫn luôn thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với Tổng thống Bashar al-Assad


Từ New York, phóng viên BBC chuyên trách Liên Hiệp Quốc Barbara Plett nhận xét rằng nghị quyết về Syria giờ đây đã đổ vỡ tan tành sau hai lá phiếu chống của Nga và Trung Quốc.

“Mức độ nghiêm trọng của thất bại này được thể hiện trong sự u ám trên gương mặt của đại sứ các nước phương Tây và các nước Ả Rập và trong các cuộc trao đổi chua chát trong hội đồng sau phiên biểu quyết,” phóng viên Plett cho biết.

“Sự thất vọng lần này còn sâu sắc hơn nữa bởi vì đây là lần phủ quyết kép thứ hai cho một nghị quyết về Syria và vì lần này dường như sự đồng thuận là hoàn toàn có thể,” bà nói thêm.

Bà Plett cũng cho biết là trong các cuộc đàm phán căng thẳng, các nhà ngoại giao phương Tây dường như đã đáp ứng nhiều đòi hỏi của phía Nga: họ đã bỏ những câu chữ nhắc đến bất cứ điều gì có thể được diễn dịch là sự ủng hộ các lệnh trừng phạt hay cấm vận vũ khí và thêm vào các bảo đảm rằng nghị quyết này không thể được sử dụng để cho phép can thiệp quân sự hay thay đổi chế độ.

Họ cũng bỏ qua và không đề cập rõ ràng đến các nội dung của bản kế hoạch hòa bình của Liên đoàn Ả Rập – nhất là lịch trình chuyển giao quyền lực của Tổng thống Asssad cho vị phó của ông ta, người sẽ giám sát quá trình chuẩn bị cho một cuộc bầu cử mới, Plett cho biết.

“Bất chấp tất cả, Nga vẫn phủ quyết,” bà nói.

“Dường như là giai đoạn tiếp theo của sự can thiệp ngoại giao quốc tế sẽ chuyển sang nỗ lực hòa giải của phía Nga với chuyến thăm Damascus vào thứ Ba (ngày 7/2) của Ngoại trưởng Sergei Lavrov và người đứng đầu cơ quan tình báo nước ngoài của Nga,” bà nhận xét.

(Nguồn: bbc.co.uk)



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
)
26 Tháng Giêng 2023(Xem: 820)
"Cách đây hơn 50 năm, chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Lyndon Baines Johnson tuyên bố "súng là công cụ chính gây nên cái chết của giới tội phạm Mỹ" và nói rằng vấn đề này "chính là kết quả từ thái độ bình thường của nền văn hóa chúng ta đối với súng đạn và di sản công dân được trang bị vũ khí, tự bảo vệ mình".
03 Tháng Mười Một 2022(Xem: 1186)
"Bắt đầu từ cuộc bầu cử tổng thống năm 2000, báo đài ở Mỹ bắt đầu sử dụng hai màu xanh và đỏ để phân biệt ảnh hưởng của hai đảng tại các tiểu bang."
14 Tháng Mười 2022(Xem: 1440)
"Trước khi chết, Sarina Esmailzadeh, 16 tuổi, nói rằng thế hệ của cô muốn sống như những người trẻ ở New York"
12 Tháng Mười 2022(Xem: 1384)
"Vụ nữ đại gia Trương Mỹ Lan, chủ nhân tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bị bắt trong một vụ án kinh tế sẽ là bước đầu tiên để khui ra và ‘đốt lò’ các vị tai to mặt lớn từ đương chức đến đã nghỉ hưu, theo nhận định của nhiều nhà quan sát ở Việt Nam."
10 Tháng Mười 2022(Xem: 1308)
"Một cuốn sách của hai tác giả Phương Tây nêu ra ba lý do khiến nền tảng quyền lực của Đảng Cộng sản và Nhà nước XHCN ở Việt Nam rất bền vững."
17 Tháng Chín 2022(Xem: 1354)
"Giờ đây, tuy vẫn làm chủ cuộc chơi, nhưng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với nhiều đợt sóng ngầm trong nội bộ. “Bộ Tam” về tổng thể, tuy không còn cố kết với nhau như cách đây mấy tháng. Các chân ghế của “Bộ Tam” cũng đang lần lượt bị rung lắc dữ dội."
13 Tháng Chín 2022(Xem: 1263)
"Nhiều sự kiện thời sự khiến tiểu nhân chợt nhớ Nguyễn Công Hoan (1903 – 1977) và “Người ngựa, ngựa người” - truyện ngắn khoảng 3.000 chữ, viết đầu thập niên 1930, lúc Việt Nam còn thuộc Pháp, kể lại đêm giao thừa của một người phu kéo xe - của cụ (1)..."
08 Tháng Chín 2022(Xem: 1291)
"Năm 1904, Halford John Mackinder – nhà địa lý học người Anh – từng nói: « Ai thống trị được "Heartland" thì chỉ huy cả thế giới »... Hơn một thế kỷ sau, cuộc chiến giành « Heartland » giữa Mỹ và Trung Quốc diễn ra gay gắt hơn bao giờ hết."
12 Tháng Tám 2022(Xem: 1537)
“Không có ai được quyền đứng trên luật pháp ở đất nước này”, ông Merrick Garland, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã nói như thế vào ngày 20/7, khi được các phóng viên hỏi."
07 Tháng Bảy 2022(Xem: 1661)
"Nhan đề trang bìa nhiều báo tập trung vào các hiểm họa hàng đầu với thế giới đương đại. Courrier International nói về nạn đói đe dọa các quốc gia nghèo nhất với việc Nga sử dụng "vũ khí lúa mì". L’Express ám ảnh bởi nỗi lo sợ "bội chi ngân sách công" không sớm thì muộn dẫn đến thảm họa."
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468